Câu 2 trang 47 SGK GDCD 11

Xuất bản: 18/10/2020

Trả lời câu hỏi 2 trang 47 SGK GDCD 11, nội dung câu hỏi: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 trang 47 SGK GDCD 11, Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giúp các em chuẩn bị bài tốt nhất môn công dân lớp 11 trước khi tới lớp.

Câu hỏi 2 trang 47 SGK GDCD 11

Đề bài

Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trả lời câu 2 trang 47 SGK GDCD 11

Đọc tài liệu tổng hợp các cách trình bày câu trả lời câu 2 trang 47 SGK Công dân 11 khác nhau cho các em học sinh tham khảo.

Cách trình bày 1

– Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

– Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

– Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.

– Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

+ Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.

+ Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

– Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thông qua quá trình cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông.

Cách trình bày 2

- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, cung – cầu tác động lẫn nhau.

  • Khi cầu tăng ->sản xuất mở rộng -> cung tăng
  • Khi cầu giảm ->sản xuất thu hẹp ->cung giảm

+ Thứ  hai, cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

  • Khi cung lớn hơn cầu -> giá giảm
  • Khi cung bé hơn cầu -> giá tăng
  • Khi cung bằng cầu -> giá ổn định

+ Thứ ba, giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

  • Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng
  • Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm


=> giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

  • Khi giá tăng -> cầu giảm
  • Khi giá giảm -> cầu tăng


=> giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

-/-

Trên đây  là một số cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi bài 2 trang 47 SGK GDCD 11 cho các em có thể hình dung được nhiều cách giải bài tập công dân 11 khác nhau, phù hợp với đúng hoàn cảnh thực tế của bản thân. Chúc các em học tốt môn Giáo dục công dân lớp 11.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM