Câu 1 trang 19 Lịch Sử 5

Xuất bản: 21/11/2018 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 1 bài 8 trang 19 sách giáo khia lịch sử lớp 5 về lịch sử phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh

Câu hỏi

Em hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ở Nghệ An?

Giải bài tập Lịch sử 5 bài 8 SGK

Trả lời

Tóm tắt cuộc biểu tình như sau:

- Ngày 12 - 9 - 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh.

- Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!". "Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…

- Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng còn cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.

>>>Chi tiết giải lịch sử 5 đầy đủ do Đọc tổng hợp!

Diễn biến cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An

Bắt đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, ước tính có hơn 8.000 nông dân kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo động Yên Bái,... thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến.

Đoàn biểu tình này xếp hàng dài hơn 1 cây số, tập trung kéo về thành phố Vinh. Theo mô tả, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là đội viên tự vệ được trang bị các loại dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình có lúc dừng lại để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm cho đến khi đến gần Vinh con số đã lên tới 30.000 người và xếp hàng dài tới hơn 4 cây số.

Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương kiên quyết trấn áp. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Tuy vậy hành động trên, không ngăn được đoàn người biểu tình đấu tranh. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tan rã hay lung lay ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức nhà nước như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Nhưng cuối cùng cuộc nổi dậy của phong trào này đã bị nhà Nguyễn và chính quyền Bảo hộ Pháp đàn áp.

Xem thêm

>>> Bài trước: Trả lời câu hỏi trang 18 SGK Lịch Sử 5 bài 8

>>> Bài tiếp theo: Câu 2 trang 19 Lịch Sử 5

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM