Trả lời câu 1 trang 151 SGK Lịch Sử 11

Xuất bản: 29/03/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận 1 trang 151 SGK Sử 11 - Những cuộc khởi nghĩa lớn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu hỏi

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào dân tộc thiểu số?

Trang 151 SGK Lịch Sử 11

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào nội dung trang 150 và 151 SGK hoặc xem nội dung tóm tắt kiến thức tại mục 4 phần 2 lịch sử 11 bài 24 của ĐọcTàiLiệu để trả lời câu hỏi này.

Gợi ý trả lời câu 1 trang 151 SGK Sử 11

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số như:

- 1914 – 1915: Khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

- 1918: Người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa*

- 1918 - 1919: ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

- 1914 : Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do N'Trang Lơng* chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Những cuộc khởi nghĩa lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số

Xem thêm

Người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa năm 1918

Bổ sung kiến thức

Cuộc khởi nghĩa của người Mông ở Lai Châu

Năm 1918, một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của đồng bào Mông bùng nổ ở Lai Châu. Đây được xem là cuộc khởi nghĩa lớn nhất và tiêu biểu cho lòng yêu nước của đồng bào dân tộc Mông trong giai đoạn lịch sử này.
Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa là Vàng Bả Cháy (có tài liệu gọi là Va Tủa Cháy, Giang Tả Chay, Giàng Pà Chay, Bát Chay), một thanh niên người Mông, quê ở vùng Điện Biên

Tìm hiểu đầy đủ hơn

Tù trưởng N'Trang Lơng

N'Trang Lơng sinh năm 1870 và mất năm 1935. Ông là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên (giáp ranh Campuchia) suốt 24 năm đầu thế kỷ 20 (1911-1935).

Do bị người Pháp đụng chạm đến quyền lợi cũng như phong tục của các bộ lạc bản địa nên cuối năm 1911, ông kêu gọi dân làng nổi dậy chống lại các cuộc hành quân đóng đồn của người Pháp. Tuy nhiên người Pháp trấn áp quyết liệt. Họ liên tục cử lên nhiều toán binh lính đóng đồn, Những binh lính Pháp đã có nhiều hành vi lộng hành tàn bạo. Thay vì giữ gìn trị an và tránh gây xung đột với người bản địa, họ liên tục tấn công các bộ lạc, cướp của, hãm hiếp, giết người ở những buôn người M'Nông quanh vùng gây nên thù hận với hầu hết các bộ tộc. Trong một trận cướp bóc tại làng Bu Rlam, vợ và con gái của thủ lĩnh Lơng đã bị những kẻ cướp vũ trang bắt giữ, sau đó chặt đứt chân, tay và để mặc cho đến chết.

Quá sức đau buồn và phẫn nộ, tù trưởng Lơng tập hợp dân làng khởi nghĩa, chống lại các cuộc cướp phá do các binh lính thực dân thực hiện. Đầu năm 1914, cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Lơng lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và lôi kéo được nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R'Dinh, R'Ong. Tin rằng mối thù của ông là do hậu quả của Henri Maitre gây ra, tù trưởng Lơng quyết tâm giết chết bằng được Henri Maitre để trả mối hận bằng máu.

Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1914, Henri Maitre với sự bảo vệ của 8 binh lính người Rađê và 1 lính hầu người Việt, đã tiếp các thủ lĩnh nghĩa quân. Các vũ khí đều được dựng thành đống ở góc nhà. Bất ngờ, tù trưởng Lơng tiến lại gần đâm một mũi dao vào bụng Henri Maitre, đồng thời, 2 tù trưởng khác là R'Dinh và R'Ong cũng đâm 2 nhát dao vào lưng Henri Maitre. Trước khi tắt thở, Henri Maitre chỉ kịp kêu lên: "Ông...".

Các nghĩa quân bên ngoài cũng nhanh chóng ập vào, tiêu diệt nhanh chóng số binh lính ít ỏi theo hộ vệ cho Henri Maitre

Xem đầy đủ hơn tại wikipedia

Hướng dẫn soạn sử 11

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM