Câu 1 trang 13 Lịch Sử 5

Xuất bản: 10/11/2018 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 1 bài 5 trang 13 sách giáo khia lịch sử lớp 5 về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

Câu hỏi

Em hãy kể lại phong trào Đông du?

Trả lời

Tóm tắt Phong trào Đông du

- Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.

- Cùng với những người chung chí hướng, ông lập Hội Duy tân (1904).

- Năm 1905, Phan Bội Châu tới Nhật Bản và được một số người Nhật hứa giúp đỡ. Phan Bội Châu về nước, vận động thanh niên sang Nhật học.

- Ông ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du. Vì vậy, tiền của nhân dân trong nước ủng hộ ngày càng nhiều và hàng trăm thanh niên nô nức sang Nhật học. Ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.

Xem thêm

>>> Bài trước: Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Lịch Sử 5 bài 5

>>> Bài tiếp theo: Câu 2 trang 13 Lịch Sử 5

Câu 1 trang 13 Lịch Sử 5

Có thể em chưa biết về Phong trào Đông Du

Đây là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.

Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.

Phát động phong trào Đông Du

Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.

Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào.

Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.

Tìm hiểu thêm về phong trào Đông Du trên Wikipedia

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM