Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An

Xuất bản: 27/02/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi An trong đoạn trích Đi lấy mật, tham khảo tuyển chọn những mẫu bài văn phân tích hay về nhân vật tía nuôi An

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo những gợi ý cơ bản cho đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi An trong đoạn trích Đi lấy mật, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình tìm hiểu, phân tích tác phẩm cũng như ôn luyện kĩ năng làm văn.

Khái quát cảm nhận về nhân vật tía nuôi An

- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.

- Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt.

- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.

- Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trọng sự sống

=> Tía nuôi của An là một người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề, rất cẩn thận và chu đáo, tâm lí với con cái; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên.

Top 5 đoạn văn hay cảm nhận về nhân vật tía nuôi An

Dưới đây là một số bài văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi An trong đoạn trích Đi lấy mật do Đọc Tài Liệu tổng hợp được hi vọng sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày.

Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An mẫu số 1

Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.

Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An mẫu số 2

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi ấn tượng nhất với nhân vật tía nuôi của An. Ông chỉ được nhà văn khắc họa qua một số chi tiết đơn giản. Nhưng qua đó, chúng ta vẫn thấy được hình ảnh một con người từng trải và giàu tình yêu thương. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Những hành động này cho thấy sự quan tâm và yêu thương dành cho các con.

Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An mẫu số 3

Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công  việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già.

Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An mẫu số 4

Đến với văn bản “Đi lấy mật” trích trong Đất rừng phương Nam, nhân vật tía nuôi của An đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều. Ông đã quen thuộc với khu rừng cũng như công việc đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Khi đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông luôn đi trước để dẫn đường. Bên cạnh đó, chi tiết ông nghe được tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi đã cho thấy được tình yêu thương, sự quan tâm của ông dành cho con cái. Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng lại giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật này.

Cảm nhận về nhân vật tía nuôi An mẫu số 5

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi ấn tượng nhất với nhân vật tía nuôi của An. Ông chỉ được nhà văn khắc họa qua một số chi tiết đơn giản. Nhưng qua đó, chúng ta vẫn thấy được hình ảnh một con người từng trải và giàu tình yêu thương. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Những hành động này cho thấy sự quan tâm và yêu thương dành cho các con.

-/-

Vừa rồi là nội dung chi tiết một số mẫu bài văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi An trong đoạn trích Đi lấy mật - Văn mẫu lớp 7 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài văn phân tích hay và sâu sắc. Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM