Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu

Xuất bản: 20/08/2024 - Tác giả:

Những đoạn văn mẫu cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu (Xuân Diệu), mẫu dàn ý chi tiết đoạn văn nói về bài thơ Huyền diệu theo cảm nhận của em

Qua bài hướng dẫn cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu này, các em sẽ khám phá thêm được những bí quyết để viết một đoạn văn cảm nhận hay về bài thơ "Huyền diệu" của nhà thơ Xuân Diệu. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cấu trúc bài thơ, tìm hiểu nội dung và các biện pháp nghệ thuật cũng như học cách diễn đạt cảm xúc của mình về vẻ đẹp của bài thơ một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu khái quát về bài thơ Huyền diệu

1. Tác giả Xuân Diệu

- Xuân Diệu (1916 - 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê tại làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh tại quê mẹ ở xã Hòa Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

- Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi thì vào Nam học ở Quy Nhơn.

- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.

-  Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

-  Năm 1944, ông tham gia phong trào Việt Minh.

- Năm 1954, hòa bình lập lại, ông về sống tại Hà Nội, viết báo và sáng tác thơ cho đến khi mất (1985).

- Phong cách sáng tác:

+ Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

+ Thơ ca của ông mang đến một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Dưới sao vàng (1949), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983)...

2. Bài thơ Huyền diệu

- Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập Thơ thơ (1938) của Xuân Diệu.

- Nhan đề bài thơ "Huyền diệu" gợi cho người đọc liên tưởng đến một cái gì đó rất lung linh, trừu tượng, vô thực nhưng lại đẹp đến lạ thường, như một thứ phép màu nhiệm kỳ. Nhan đề mở ra trong tâm trí người đọc tiếp đến sẽ là một cái gì đó rất trừu tượng, rất đẹp nhưng rất khó nhận biết. Có thể là những âm thanh, hương thơm… về cái gì đó mơ hồ nhưng truyền tải một thông điệp sâu sắc về cuộc sống.

- Ý nghĩa lời đề từ "Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau" (câu thơ của văn hào người Pháp Bô-đơ-le): sự hòa hợp, tương ứng giữa các giác quan với nhau, giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

- Nội dung chính: Bài thơ viết về sự đậm đà, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”... Qua đó, đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu.

- Đặc sắc nghệ thuật: giọng thơ linh hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn, ngôn từ giàu hình ảnh, âm điệu và ý nghĩa sâu sắc.

Dàn ý đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Huyền diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được trích từ tập Thơ thơ.

- Nêu đánh giá chung theo cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ.

Ví dụ: Bài thơ "Huyền diệu" của Xuân Diệu như một bản giao hưởng đa thanh, hòa quyện giữa những cung bậc cảm xúc tinh tế và những hình ảnh thơ mộng, tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy mê hoặc.

2. Thân đoạn

Chỉ ra và phân tích vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu theo cảm nhận của riêng em.

* Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị, khơi gợi sự tò mò, thích thú.

- Việc lựa chọn câu thơ của văn hào người Pháp Bô-đơ-le làm lời đề từ thể hiện một cách dẫn chuyện đầy táo bạo, gợi mở ra cho người đọc một không gian hoàn toàn mới - nơi mà có hương thơm, màu sắc và âm thanh hòa hợp, khiến người đọc vừa không khỏi bỡ ngỡ, giật mình, vừa cảm thấy mới mẻ và thích thú.

* Vẻ đẹp nội dung:

- Có sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố hương thơm, màu sắc và âm thanh: hơi say của men rượu, hương hoa thơm ngát, màu của hoa cỏ, của lá rơi, âm thanh khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, hơi thở, tiếng gió, suối, chim, khóc người, tiếng đập của trái tim…

- Diễn đạt những trạng thái tâm lý và cảm xúc phức tạp, truyền tải cảm xúc và cảm nhận sâu sắc của tác giả đối với thế giới xung quanh, thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu.

* Vẻ đẹp về nghệ thuật

- Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, âm điệu và ý nghĩa sâu sắc để tái hiện lại những trạng thái cảm xúc phức tạp, từ niềm vui, say mê cho đến nỗi buồn và hoài niệm.

- Sự sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một không gian thơ mộng và thú vị.

3. Kết đoạn

- Khái quát lại những cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ.

TOP 7 mẫu đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu bài mẫu số 1

Bài thơ "Huyền diệu" của Xuân Diệu là một bản giao hưởng của âm thanh và màu sắc. "Khúc nhạc thơm" len lỏi, "khúc nhạc hường" say đắm, từng âm tiết như những cánh hoa rực rỡ bung nở. Thế giới trong thơ Xuân Diệu là một bức tranh sống động, nơi mà mọi giác quan đều được đánh thức. Âm thanh của tiếng suối, tiếng chim hòa quyện với hương thơm của hoa cỏ tạo nên một không gian huyền ảo, khiến người đọc như lạc vào một khu vườn thần tiên. Xuân Diệu như một người say đắm trước vẻ đẹp của cuộc sống. Ông hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận từng hơi thở của đất trời. Cảm xúc của nhà thơ lúc thì lâng lâng, lúc thì bồi hồi, lúc lại tràn đầy niềm vui sống. Qua những câu thơ, ta như được chia sẻ những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn ông. Xuân Diệu đã sử dụng một ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh và cảm xúc để tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ. Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã giúp ông vẽ nên một bức tranh sống động về thiên nhiên và con người. Nhịp điệu thơ uyển chuyển, tạo nên một âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.

Huyền diệu không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là một lời mời gọi chúng ta sống chậm lại, cảm nhận những điều kỳ diệu xung quanh. Trong cuộc sống hối hả, chúng ta thường quên đi vẻ đẹp của thiên nhiên, của những điều nhỏ nhặt. Xuân Diệu đã nhắc nhở chúng ta hãy mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu bài mẫu số 2

Bài thơ "Huyền diệu" của Xuân Diệu như một bản giao hưởng ngọt ngào, đánh thức mọi giác quan của người đọc. Mỗi câu thơ là một bức tranh sống động về thiên nhiên, một bản tình ca về cuộc sống. Hình ảnh "khúc nhạc thơm", "khúc nhạc hường" không chỉ là âm thanh mà còn là những cảm xúc thăng hoa, lan tỏa. Ngôn ngữ thơ mượt mà, giàu hình ảnh, kết hợp với các biện pháp tu từ tinh tế đã tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo. Việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh và biện pháp tu từ đã giúp tạo nên một thế giới thơ mộng, huyền ảo trong "Huyền diệu". Những câu thơ ngắn gọn, nhịp nhàng đã tạo nên một âm hưởng du dương, cuốn hút người đọc. Âm điệu của bài thơ nhẹ nhàng, lôi cuốn, đưa người đọc lạc vào một thế giới đầy mơ mộng và lãng mạn. Qua bài thơ, Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, yêu đời. "Huyền diệu" không chỉ là một bài thơ, mà còn là một trải nghiệm thẩm mỹ đầy thú vị, gợi mở cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống.

Đoạn thơ cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu bài mẫu số 3

Thơ chính là cái nôi để con người bày tỏ cảm xúc, thể hiện những khám phá của con người về thế giới nội tâm của chính mình. Xuân Diệu chính là một nhà thơ chân chính. Ông đã mang cái phát hiện mới lạ về sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh vào tác phẩm “Huyền diệu” của mình. Không phải ông là người nghĩ ra nó đầu tiên mà là văn hào người Pháp Bô-đơ-le là người đầu tiên phát hiện ra sự hòa hợp đến lạ thường đó. Việc ông đặt câu đề từ bằng thơ của Bô-đơ-le đã thể hiện một sự tôn trọng và gợi mở về chủ đề phía sau, khơi gợi sự tò mò nơi người đọc. Thế giới nội tâm của tác giả được thể hiện qua bài thơ khá đặc sắc khi ông có những sự kết hợp rất táo bạo và đôi khi là vô lý. Khúc nhạc gắn với hương thơm, mùi hương thấm tận vào xương tủy, rồi ngừng thở để cảm nhận hương hoa phảng phất đâu đây… Tất cả đều nghe có vẻ rất phi lý nhưng qua lời văn của tác giả, nó lại trở lên có lý và hòa hợp tuyệt vời. Mọi thứ dường như hòa quyện với nhau bằng một sợi dây nối lạ thường, mang theo một tâm hồn của một con người đa sầu đa cảm về cuộc đời. Đó chính là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc xuất phát từ đáy lòng của tác giả. Chính bản thân ông đã khẳng định thơ là phải sáng tạo, tìm tòi và đưa ra những phát hiện mới mẻ, đó mới là nghệ thuật chân chính của thơ ca.

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu bài mẫu số 4

"Huyền diệu" là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được trích từ tập Thơ Thơ. Bài thơ Huyền Diệu viết về sự đầm thấm, âm điệu. Tác phẩm là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..… Qua bài thơ, Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiếc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu bài mẫu số 5

Xuân Diệu (1916 - 1985) tên đầy đủ Ngô Xuân Diệu, là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Xuân Diệu được coi là một trong những biểu tượng đáng chú ý của phong trào thơ mới thế kỷ XX. Bài thơ Huyền diệu của ông là một tác phẩm đầy mê hoặc và đậm chất tưởng tượng.

Bài thơ được trích từ tập Thơ thơ của Xuân Diệu. Tên gọi độc đáo của tác phẩm gợi lên sự bí ẩn và kỳ diệu, như lời hướng dẫn độc giả về sự thú vị trong việc thưởng thức tác phẩm. Lời đề từ "Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau" đưa ra khái niệm về sự phù hợp và sự tương đồng giữa các giác quan. Tác giả muốn tạo ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ qua sự tương giao này. Bài thơ mô tả về sự đậm đà, âm điệu và cảm nhận của tác giả đối với nhiều cung bậc cảm xúc. Từ khúc nhạc thơm, người say rượu tối tân hôn cho đến cảm giác du dương của một khúc nhạc hường, bài thơ khắc họa những âm thanh và hình ảnh như lời chim, giọng suối và tiếng khóc người. Nhờ những tưởng tượng và cảm xúc sống động, bài thơ mang đến cho độc giả một trải nghiệm tưởng tượng và sắc màu đa dạng.

Bài thơ đưa độc giả vào một không gian tưởng tượng, nơi âm thanh và màu sắc tương ứng với nhau, và sự hòa hợp của các giác quan tạo nên một vẻ đẹp mới lạ. Bài thơ truyền tải cảm xúc và cảm nhận sâu sắc của tác giả đối với thế giới xung quanh. Dường như chỉ trong một khúc nhạc, linh hồn của Xuân Diệu đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau và những cung bậc rung cảm ấy đến cả người đọc. Con người cứ như vừa tỉnh lại sau cơn say, những cảm xúc bâng khuâng vẫn còn sót lại khiến hương thơm thấm tận cõi lòng. Vần thơ như hòa tan trong khúc nhạc, tác giả sử dụng “uống thơ tan” khiến cho vần thơ cùng nhẹ nhàng và lâng lâng như khúc nhạc. Người đọc cảm nhận được sự sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một không gian thơ mộng và thú vị.

Bài thơ này cũng cho thấy tài năng và độ nhạy cảm của Xuân Diệu trong việc diễn đạt những trạng thái tâm lý và cảm xúc phức tạp. Hình ảnh của khúc nhạc thơm, người say rượu tối tân hôn và âm thanh của lời chim, giọng suối, tiếng khóc người tạo nên một không gian cảm xúc sâu lắng và tinh tế. Nó đưa độc giả vào một không gian tưởng tượng, nơi âm thanh và màu sắc tương ứng với nhau, và sự hòa hợp của các giác quan tạo nên một vẻ đẹp mới lạ. Bài thơ truyền tải cảm xúc và cảm nhận sâu sắc của tác giả đối với thế giới xung quanh.

"Huyền diệu" thể hiện sự hòa hợp giữa các giác quan của con người. Những yếu tố âm thanh, màu sắc và hương thơm trong tác phẩm mang đến một trải nghiệm thơ mộng cũng đầy mê hoặc. Bài thơ này khắc họa một tâm hồn thơ đầy cảm xúc và tò mò với cuộc sống, gợi lên những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc.

(Tác giả: Vũ Hồng Nhung)

-/-

Trên đây là những gợi ý của Đọc tài liệu để viết đoạn văn trình bày cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu (Xuân Diệu) có kèm theo một số bài mẫu tham khảo. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn các em có thể tìm đọc thêm các bài Văn mẫu lớp 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM