Cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta

Xuất bản: 04/05/2023 - Tác giả:

Cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta, những bài học nhận thức sâu sắc mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông qua tác phẩm

Nhằm giúp các em có một bài văn cảm nhận về cảnh 3 trong vở kịch Tôi và chúng ta hay, Đọc Tài Liệu đã tổng hợp và gửi đến các em một số bài văn mẫu nêu cảm nhận nội dung cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ) kèm theo gợi ý cách triển khai bài văn.

Dàn ý cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch "Tôi và chúng ta"

- Nêu cảm nhận chung về đoạn trích cảnh 3 trong vở kịch Tôi và chúng ta.

2. Thân bài

- Cảm nhận cảnh ba của vở kịch "Tôi và chúng ta" thể hiện rõ nét tính cách, cái nhìn nhân sinh quan của từng nhân vật:

+ Giám đốc Hoàng Việt: đại diện cho những người có cái nhìn tiên tiến tích cực, có trách nhiệm với công việc. Cùng chung chí hướng, tư tưởng tiến bộ vì lợi ích chung với Hoàng Việt có kỹ sư trẻ Lê Sơn.

+ Phó giám đốc Nguyễn Chính: đại diện tiêu biểu cho tư tưởng lạc hậu, chậm tiến, luôn đưa ra những nguyên tắc làm kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Phó giám đốc Nguyễn Chính này lại nhận được sự hỗ trợ đắc lực của nhân vật Trương giữ chức vụ quản đốc người luôn suy nghĩ vô cảm, không có tình người, thường xuyên phách lối, bắt nạt công nhân.

=> Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch giữa hai tuyến nhân vật tiến bộ và bảo thủ, làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

- Bối cảnh dẫn tới sự bi kịch trong tác phẩm "Tôi và chúng ta" phản ánh sự đấu tranh giữa hai cái nhìn, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiên tiến và cái lạc hậu sau khi đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển sau chiến tranh.

- Phân tích tình huống kịch được mở màn từ một cách nghĩ sáng tạo, chưa bao giờ thấy từ trước tới nay trong một xí nghiệp cũ, đã quen với những nếp sinh hoạt, cách tư duy cũ.

* Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ

- Phái mới đại diện cho cách suy nghĩ táo bạo, khoa học và hợp quy luật

+ Giám đốc Hoàng Việt mạnh dạn đề xuất phương thức sản xuất mở rộng, phá vỡ quy chế làm ăn cũ kĩ, lạc hậu:

  • Tuyển thêm thợ hợp đồng
  • Tăng cường sản xuất,
  • Tăng lương cho công nhân
  • Ngưng xây nhà khách để lấy tiền trả lương cho thợ
  • Loại bỏ những chức vụ trung gian không cần thiết
  • Công nhân được quyền phản ánh trực tiếp các ý kiến lên Ban Giám đốc…

+ Kĩ sư Lê Sơn: Nhiệt tình, năng động, ủng hộ việc đổi mới của Giám đốc, chấp nhận thử thách.

+ Phần lớn công nhân háo hức nhận cái mới bởi nó sẽ đem lại quyền lợi thiết thực cho họ.

- Phái cũ đại diện cho nếp nghĩ lạc hậu và bảo thủ

+ Đại diện là Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng Tài vụ, Quản đốc Trương…

  • Luôn vin vào cơ chế cũ, nghị quyết cũ… để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
  • Không có được tầm nhìn xa rộng về lợi ích tập thể.
  • Chống đối quyết liệt, thậm chí thách thức và đe dọa những người có chủ trương đổi mới.

=> Cuộc chiến này tuy không tốn nhiều xương máu và gay gắt như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng nó lại kéo dài cam go, âm thầm, lặng lẽ và ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật

+ Giá trị nội dung: Chân lý mà tác giả muốn thông qua vở kịch "Tôi và chúng ta" đó là để đổi mới chúng ta cần phải biết hy sinh lợi ích nào đó, loại bỏ cái cũ mới có thể tiến bộ. Tác giả bênh vực và ca ngợi cái mới, phê phán cái cũ với nhiệt tình cách mạng và mục đích xây dựng.

+ Giá trị nghệ thuật: Cảm nhận về cảnh 3 của vở kịch "Tôi và chúng ta", ta thấy tác giả Lưu Quang Vũ đã rất sắc sảo, quyết đoán khi đưa những nhân vật của mình vào những tình huống khó khăn. Lưu Quang Vũ là một cây bút sắc bén, có tính chiến đấu rất cao. Thái độ của tác giả bộc lộ rõ ràng qua cách nêu ra và giải quyết đúng đắn các xung đột kịch.

3. Kết bài

- Cảm nhận về cảnh ba của vở kịch "Tôi và chúng ta": là một vở kịch hay nó phản ảnh được hiện thực xã hội nước ta sau khi hòa bình được lập lại.

- Vở kịch cũng đã thể hiện được cái nhìn của Lưu Quang Vũ với xã hội mới, ông luôn mong muốn thay đổi, sự tiên tiến sẽ tới để nền kinh tế nước ta phát triển hơn, thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu.

Top 3 bài văn cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số bài văn nêu lên cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ sau đây để có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày cho bài làm của mình.

Cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta mẫu 1:

Là một nhà văn thiên tài sinh ra tại Quảng Nam và sống tại Hà Nội, Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học nước nhà với nhiều thể loại như thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Tài năng và đam mê nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ khi còn nhỏ và vùng đất Bắc Bộ quê hương ông đã in dấu nhiều trong các sáng tác của ông sau này. Trong mọi thể loại, người đọc đều gặp được một Lưu Quang Vũ với tâm hồn đầy năng lượng, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo đầy nhiệt huyết.

Vở kịch "Tôi và chúng ta" ra đời sau khi đất nước ta giành đại thắng vào mùa xuân năm 1975 và bước vào một giai đoạn lịch sử mới hòa bình thống nhất. Nhiệm vụ quan trọng của đất nước lúc này là xây dựng một nền kinh tế giàu mạnhh và xã hội thịnh vượng. Cảnh thứ ba trong vở kịch là cuộc đấu tranh ác liệt giữa hai phe, một phe là những người tiến bộ và phe còn lại là những người bảo thủ. Giám đốc Hoàng Việt và phó giám đốc Nguyễn Chính là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phe mới và cũ này.

Nguyễn Chính cho rằng để sản xuất thì phải tuân thủ kế hoạch của "cấp trên", tuyển công nhân cũng phải theo chỉ tiêu biên chế, bà Trưởng phòng tài vụ cho biết "không có quỹ lương cho thợ hợp đồng", muốn mua sắm nguyên liệu, vật tư phải tuân thủ đúng các quy định. Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố rằng chúng ta phải chủ động đặt ra kế hoạch, tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng bốn lần. Cần dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ hoàn lại. Công nhân sẽ không còn phải lo "bện thừng gia công kiếm thêm" nữa.

Để tăng sản xuất, cần đầu tư trước tiên vào con người để chấm dứt tình trạng bất công, vô lý: người chăm chỉ và kẻ lười biếng được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều nhận được mức quyền lợi như nhau. Thậm chí còn có những người chỉ ngồi phán, không làm gì nhưng lại được người khác kính trọng hơn những người đã cống hiến vất vả. Những chức vụ không cần thiết như Quản đốc Trương sẽ được bố trí cho các nhiệm vụ khác, vì không có chức vụ nào quan trọng hơn hiệu quả công việc. Người làm nhiều sản phẩm sẽ nhận được lương cao, còn người làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền.

Để phát triển sản xuất, cần thêm nhiều máy móc, nhiên liệu và nguyên liệu, cũng như phải sửa chữa tận dụng các máy móc đang hỏng. Để thực hiện việc này, cần dùng séc hoặc tiền mặt để mua. Giám đốc đã lệnh cho phòng tài vụ cấp tiền cho tổ sửa chữa mua sắm và khẳng định sẽ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, bà Trưởng phòng tài vụ không đồng ý chi, phó giám đốc Nguyễn Chính còn chỉ trích và cho rằng giám đốc Việt đã bất chấp các quy định nghiêm ngặt của hệ thống cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư...

Nguyễn Chính - người theo chủ nghĩa bảo thủ - đã cực kỳ quyết liệt chống lại. Anh ta có lúc dựa trên nguyên tắc và quyết định của Đảng ủy, nhưng cũng có khi lên giọng đạo đức ân tình: "Cơ chế mà đồng chí đề cập đã tồn tại và phát triển trong nhiều chục năm. Nhờ đó, chúng ta có được chủ nghĩa xã hội và tất cả những gì đồng chí đang sử dụng như hôm nay, bao gồm cả thức ăn, quần áo và cả sự trưởng thành của con người đồng chí. Chúng ta không nên bác bỏ một cách vội vàng".

Quan điểm của Hoàng Việt rất mới mẻ và tiến bộ, có tính biện chứng cao. Anh đã chỉ cho Nguyễn Chính và phe bảo thủ biết rằng: "Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ...". Như vậy, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế quản lí đã bị tư tưởng đổi mới đánh đổ bằng những đòn mạnh mẽ, quyết liệt. Tuy nhiên, thế lực bảo thủ chưa chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ rất xảo quyệt đã từng đánh đổ bốn giám đốc. Hắn thuộc loại người nham hiểm, đáng sợ, một người mà nếu ta bắt tay với hắn thì ta phải kiểm tra lại xem tay kia còn đủ năm ngón tay không. Hơn nữa, sau lưng hắn vẫn còn có rất nhiều thế lực, trong đó có Trần Khắc, đại diện của Ban Thanh tra thuộc Bộ.

Thật đáng tiếc cho một cơ chế bảo thủ, làm giả thì được trao huân chương, còn làm thật lại phải chịu đòn. Tư tưởng mà Giám đốc Hoàng Việt đưa ra rất quyết đoán và rõ ràng: tôi làm, tôi chịu trách nhiệm; "chúng ta" là một tư tưởng lớn: chúng ta làm việc chăm chỉ, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước. Tôi và chúng ta, đều là tư tưởng đổi mới. Hơn 20 năm sau, với sự phát triển tốt đẹp của đất nước trong thời đại đổi mới, ta càng nhận ra rõ hơn rằng vở kịch của Lưu Quang Vũ là một tác phẩm sâu sắc và ý nghĩa.

Cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta mẫu 2:

Việc đổi mới tư duy trong kinh doanh là một thử thách không dễ vượt qua. Những lề thói cũ, cơ chế cũ và con người cũ là những rào cản đáng sợ đối với sự phát triển của xã hội và đất nước. Cảm nhận sâu sắc đó đã in sâu trong tâm trí chúng ta khi đọc vở kịch "Tôi và chúng ta" của nhà văn Lưu Quang Vũ. Trong vở kịch, Giám đốc Hoàng Việt và Phó Giám đốc Nguyễn Chính là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái cũ và mới.

Tư tưởng của Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất phải tuân thủ kế hoạch từ "cấp trên", tuyển dụng công nhân phải theo chỉ tiêu biên chế. Thêm vào đó, bà Trưởng phòng tài vụ cũng cho biết không có quỹ lương để trả cho thợ hợp đồng, việc mua nguyên liệu và vật tư cũng phải tuân thủ các quy định. Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố rằng chúng ta phải chủ động đặt ra kế hoạch, tuyển thêm thợ hợp đồng để tăng gia sản xuất của xí nghiệp lên năm lần. Lương cho mỗi công nhân sẽ được tăng lên bốn lần. Phải dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ hoàn lại. Công nhân sẽ không phải lo "bện thừng gia công kiếm thêm". Để tăng sản xuất, phải đầu tư, trước tiên là vào con người, để chấm dứt tình trạng vô lí bất công: người chăm chỉ và kẻ lười biếng được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi. Thậm chí, những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vị nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Những chức vô ích như chức Quản đốc Trương thì sẽ được bố trí để thực hiện các nhiệm vụ khác. Bởi vì không có chức vụ nào quan trọng cả, chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm không tốt sẽ bị phạt bằng tiền.

Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu, phải sửa chữa các máy móc hỏng. Phải dùng séc, tiền mặt để mua sắm. Giám đốc lệnh cho phòng tài vụ phải cấp tiền cho tổ sửa chữa mua sắm và khẳng định: Tôi chịu trách nhiệm. Nhưng bà Trưởng phòng tài vụ không chịu chi. Phó giám đốc Nguyễn Chính đã phê phán Giám đốc: "Đồng chí bất chấp các quỹ định nghiêm ngặt của cả một hệ thống các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư...”.

Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả rất quyết liệt. Có lúc là bằng nguyên tắc, nghị quyết Đảng uỷ, có khi lại lên giọng đạo đức ân tình: "Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta hôm nay có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội phủ nhận.

Quan điểm của Hoàng Việt rất mới mẻ tiến bộ, rất biện chứng. Anh đã chỉ cho Nguyễn Chính và phe bảo thủ biết: Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ... ” Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ, cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng cho những đòn mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ vô cùng xảo quyệt từng đánh đổ bốn đời giám đốc. Hắn thuộc loại người nham hiểm, ghê gớm, loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay kia còn đủ năm ngón không?. Vả lại sau lưng hắn vẫn còn có bao thế lực, đó là Trần Khắc, đại diện Ban thanh tra của Bộ!

Trong vở kịch đặc biệt là, cảnh ba của “Tôi và chúng ta” tác giả Lưu Quang Vũ đã rất sắc sảo, quyết đoán khi đưa những nhân vật của mình vào những tình huống khó khăn. Họ phải đối mặt với nhiều cam go thử thách, khi đưa ra ý tưởng mới. Nhưng họ sẵn sàng theo tới cùng, sẵn sàng từ bỏ chức vụ mình đang có để có thể đổi mới.

“Tôi và chúng ta” là một vở kịch hay, nó phản ảnh được hiện thực ra hội sau khi đất nước ta hòa bình trở lại. Đồng thời tác phẩm này cũng thể hiện được cái nhìn của Lưu Quang Vũ với xã hội mới, ông luôn mong muốn thay đổi, sự tiên tiến sẽ tới để nền kinh tế nước ta phát triển hơn, thoát khỏi sự ì trệ, lạc hậu cũ.

Cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta mẫu 3:

Trong cuộc hội thoại giữa Giám đốc Hoàng Việt và Phó Giám đốc Nguyễn Chính, sau khi kỹ sư Lê Sơn trình bày về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án kinh doanh mới của xí nghiệp, đã xuất hiện hai quan điểm trái ngược nhau. Người phản đối, Phó Giám đốc Nguyễn Chính, đã nói: "Tôi ngỡ như mình đang ngủ mê". Giám đốc Hoàng Việt trả lời: "Thì anh hãy thức dậy". Cuộc đối thoại đó phản ánh sự đấu tranh không khoan nhượng giữa hai bên, một bên cho rằng phải đổi mới vì chỉ có đổi mới thì quy luật khách quan mới được áp dụng: sản xuất phát triển, đời sống kinh tế xã hội và đời sống con người mới được nâng cao. Trong khi đó, phía bảo thủ cho rằng chế độ và phương thức quản lí bao cấp đã tồn tại trong nhiều chục năm và sẽ không thay đổi được. Dù chỉ là ý kiến của hai người chủ chốt trong một xí nghiệp có vài trăm công nhân nhưng ý nghĩa tổng thể của nó thì không hề nhỏ. Đó là một cuộc đấu tranh có quy mô toàn xã hội. Điều này giải thích sức hấp dẫn sâu sắc và rộng lớn của tác phẩm "Tôi và chúng ta" với khán giả trong thời kỳ đổi mới.

Bắt đầu từ một ý tưởng mới, một cách làm mới đã thay đổi hoàn toàn mọi quan niệm và phương pháp làm việc trước đây, tình huống kịch được khởi động. Dù ý tưởng được Giám đốc ủng hộ, nhưng khi kĩ sư Lê Sơn trình bày với phương án chi tiết đã được chuẩn bị cẩn thận, anh ta vẫn cảm thấy sợ hãi và do dự. Lê Sơn cho rằng ý tưởng đó chỉ là ảo tưởng vì trên thực tế, nó không thể thực hiện được. Nếu triển khai ý tưởng, chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức và rào cản và người ủng hộ như Đông Ki-sốt dường như chỉ là người ngây thơ, dại dột và "dứt khoát cái cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy". Ý tưởng mới rõ ràng là một thử thách đối với người ủng hộ. Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn đã là những người đầu tiên đưa ra những ý tưởng tiên tiến và đương đầu với cơ chế quản lý bảo thủ và trì trệ.

Cải tổ sản xuất, thay đổi chính sách lương để động viên lao động là những cách tiếp cận tiên tiến. Nếu thành công, năng suất của xí nghiệp có thể tăng lên năm lần so với hiện tại và mức lương của công nhân cũng sẽ tăng lên tương ứng (ít nhất là bốn lần so với bây giờ). Mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước là tăng sản phẩm, làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống cơ bản của công nhân, điều này là ước mơ và hy vọng của nhiều người.

Nhưng vấn đề đặt ra là nó bị ràng buộc bởi những điều kiện. Do đó, cần phải phá vỡ những ràng buộc đó và giải phóng sản xuất. Như Hoàng Việt đã nói: "Sự vật không ngừng thay đổi, cuộc sống không ngừng thay đổi... cái đúng hôm qua có thể không đúng hôm nay, và nó có thể trở thành rào cản. Ta phải tìm cách phá bỏ nó". Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều sự bảo thủ và đình trệ đã bị vạch trần, như sản xuất của xí nghiệp mà trước đây đã được quyết định bởi cấp trên và cái cấp trên này lại phụ thuộc vào một cấp trên cao hơn. Điều này thực sự hỗn độn và nghịch lý đến "ngược đời". Ai tạo ra kế hoạch hai, kế hoạch ba (nâng cao đời sống công nhân bằng con đường không chính thức)? "Một xí nghiệp chính thức chỉ cần một kế hoạch. Xí nghiệp của chúng ta chỉ có một kế hoạch, nhưng đó là kế hoạch do chúng ta đề ra. Kế hoạch sản xuất sẽ không ở mức hiện nay. Trong tương lai gần, kế hoạch sẽ tăng ít nhất gấp năm lần". Vấn đề tự chủ của xí nghiệp đụng đến rất nhiều vấn đề xung quanh nó, bao gồm tự chủ về biên chế, tự chủ về chi tiêu, tự chủ về tiền lương và cả những người đại diện cho cơ chế cũ trong xí nghiệp như Phó Giám đốc, Trưởng phòng tài vụ, Quản đốc phân xưởng,... Họ là những con người, thậm chí giữ những vị trí quan trọng trong xí nghiệp, nhưng nếu cần thiết hoặc nếu họ không còn cần thiết nữa, không thể để họ tiếp tục ngồi trên những chiếc ghế quan liêu. Tính cách mạng của tư tưởng trong vở kịch này đã mở đường cho một giai đoạn mới của đất nước. Đó là một ý tưởng đã được đông đảo người đọc, người xem chấp nhận, đồng tình và cổ vũ.

Trong vở kịch này, nhân vật được chia thành hai loại: cơ chế cũ và xu hướng tiến bộ đúng quy luật của xã hội. Nguyễn Chính, Trương và bà Trưởng phòng tài vụ đại diện cho cơ chế cũ và cách nghĩ cũ, trong khi Hoàng Việt và Lê Sơn đại diện cho xu hướng mới. Các nhân vật tiêu cực có một sự thỏa hiệp để liên kết với nhau, nhưng mỗi người có tính cách khác nhau. Trương có tính cách đơn giản và máy móc, vì vị trí Quản đốc là cần thiết cho tổ chức phân xưởng. Bà Trưởng phòng tài vụ có tính cách cứng nhắc và lì lợm và thường cản trở và phản đối đúng nguyên tắc, theo nhiệm vụ được giao. Nguyễn Chính có tính cách hai mặt, ném đá giấu tay. Anh ta thường nhã nhặn và ôn hòa trong đối thoại với Giám đốc, nhưng Lê Sơn nhận xét anh ta là một người cao thủ, chờ đợi cho Giám đốc gặp khó khăn mới ra tay. Nguyễn Chính là một người đã đánh đổ bốn Giám đốc trước đó, nhưng anh ta vẫn biết khi nào phải nể và sợ ai. Tính cách "ngậm miệng ăn tiền" của anh ta là một tính cách phức tạp mà mọi người phải cẩn trọng và luôn luôn cảnh giác.

Hào quang trong vở kịch này đến từ nhân vật Hoàng Việt - một hình mẫu cho con người hiện đại. Anh được miêu tả là một người có cá tính mạnh mẽ, năng động, táo bạo, dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu diễn tả ngắn gọn thì Hoàng Việt giống như một chiến binh trên chiến trường không có tiếng súng, đối đầu với đối thủ trong vòng vây của những thanh kiếm sắc bén. Hoặc anh có thể được xem như một lá cờ tiên phong đi trước những trở ngại trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Với kỹ sư Lê Sơn, Hoàng Việt truyền cảm hứng, động viên, tạo điều kiện, thúc đẩy khát vọng và ước mơ: "Tôi chỉ xây sân để cho cậu sút bóng, để cậu có một chỗ để phát huy tài năng". Nhưng đối với những kẻ cản đường, anh thật sắc bén. Với quản đốc Trương, người đang lo lắng về "chức vụ quan trọng" của mình bị thu hồi, Hoàng Việt nói thẳng: "Không có chức vụ nào quan trọng cả, chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng". Với bà Trưởng phòng tài vụ, người thích đưa ra quy định và nguyên tắc để gây khó dễ, không chấp hành lệnh của Giám đốc, Hoàng Việt không đắn đo: "Nếu chị không chấp hành, sẽ có người khác thay chị thực hiện nhiệm vụ đó". Và đối với phó giám đốc - một câu hỏi có vẻ phức tạp, Hoàng Việt đưa ra một định nghĩa chính xác, ngay lập tức và thẳng thắn: "Phó giám đốc là chức vụ giúp đỡ giám đốc. Nếu không đồng ý với chức vụ đó, đồng chí có thể xin từ chức". Nghĩa là giám đốc đã sẵn sàng đối mặt với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.

Những phẩm chất cần thiết cho những người đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo hiện nay có lẽ là sắc sảo, tự tin, và quyết đoán. Và Hoàng Việt có đủ những phẩm chất này. Những khái niệm như đức và tài của một nhân vật không còn là điều trừu tượng, mà chúng đã trở thành khả năng hành động, khả năng xoay chuyển tình thế để đưa cuộc sống đến một tầm cao mới, và qua đó, con người có thể hoàn thiện nhân cách của mình. Vở kịch không chỉ mang tính chiến đấu mà còn có ý nghĩa nhân văn quan trọng.

-/-

Vừa rồi là nội dung chi tiết một số mẫu bài văn trình bày cảm nhận về cảnh 3 trích trong vở kịch Tôi và chúng ta - Văn mẫu lớp 9 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài văn cảm nhận hay và sâu sắc.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM