Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa

Xuất bản: 07/04/2023 - Tác giả:

Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa. Giúp học sinh viết tốt bài văn cảm nhận với những đoạn văn mẫu dưới đây.

Việt Nam có vô vàn cảnh thiên nhiên tươi đẹp được các nhà văn, nhà thơ đưa vào trong những tác phẩm của mình. Không chỉ vậy, vẻ đẹp của đất nước cũng đã được cha ông ta miêu tả rất trữ tình trong những bài ca dao. Cùng Đọc tài liệu cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước qua bài ca dao "Đường lên xứ Lạng bao xa"

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 1

Người đọc có thể thấy được vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng trong bài ca dao "Đường lên xứ Lạng bao xa".

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tu từ giống như gợi mở, gợi cho người đọc cảm giác đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế khi đi mới biết, quãng đường ấy là "một trái núi với ba quãng đồng". Khoảng cách xa xôi, cách trở nhưng lại là những cảnh vật hùng vĩ. Trên con đường tới xứ Lạng xa xôi ấy, chúng ta có thể nhìn được núi thành Lạng, nhìn được cả sông Tam Cơ. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với sơ thủy hữu tình chính là vẻ đẹp sông núi nước Nam. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, và càng thêm yêu hơn vẻ đẹp ấy.

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 2

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động, mang trong mình hình ảnh đẹp tuyệt vời về núi sông, về quê hương, về con người. Những tác giả dân gian đã lựa chọn ca dao làm phương tiện để thể hiện tình yêu gắn bó của mình với thiên nhiên và con người. Bài ca dao "Đường lên xứ Lạng" chính là một bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Với thể thức thơ lục bát cùng câu hỏi tu từ, bài ca dao đã phô diễn vẻ đẹp  và sự phong phú của quê hương xứ Lạng, nơi miền địa đầu Tổ quốc. Mở đầu bài ca dao là câu hỏi đơn giản "Đường lên xứ Lạng bao xa?" mang hàm ý con đường tới Lạng Sơn không xa. Tuy nhiên, khi đi thực tế ta mới biết con đường đó là "một trái núi với ba quãng đồng" tượng trưng cho quãng đường dài thăm thẳm. Trên nền thiên nhiên hung vĩ đó, con người có thể nhìn thấy những địa danh nổi tiếng của Lạng Sơn như những ngọn núi thành Lạng, những dòng sông Tam Cờ. Phong cảnh sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã tô điểm cho thiên nhiên Việt Nam với những sắc màu tươi tắn, và được thể hiện một cách tự nhiên và mềm mại trong ca dao. Từ những câu ca dao đó, chúng ta thêm tự hào và yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của quê hương Việt Nam.

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 3

Cao dao Việt Nam là nơi cha ông ta gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Đã có biết bao câu ca dao của cha ông miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước ta. "Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Mở đầu bài ca dao, tác giả cho người đọc cảm nhận được rằng đường tới xứ Lạng không xa. Nhưng tới câu thứ hai, tác giả lại tự trả lời một cách rất dí dỏm về quãng đường đó "Cách một trái núi với ba quãng đồng". Câu trả lời đã tiết lộ rằng thực sự đó là một quãng đường dài thăm thẳm, trải dài qua nhiều núi non và rừng thẳm. Trong sự rộng lớn, bao la của miền địa đầu Tổ quốc, chúng ta lại nhìn thấy được núi thành Lạng, sông Tam Cờ. Bài ca dao đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, lột tả được vẻ đẹp "sơn thủy hữu tình" rất đáng tự hào của đất nước ta.

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 4

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở. Bài ca dao Đường lên xứ Lạng chính là bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Bài ca được cấu tứ theo câu hỏi tu từ và câu trả lời dí dỏm nhằm phô diễn vẻ đẹp, vẻ phong phú của quê hương Lạng Sơn trên dải đất địa đầu Tổ quốc. Mới nghe thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng bao xa. Đi nhiều ngẫm sâu, mới biết một quả núi với ba quãng đồng ấy là một dặm dài thăm thẳm đất nước, được khắc họa một cách đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm nơi Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hung vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 5

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.

Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa - Mẫu 6

Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.

-/-

Hy vọng với những đoạn văn mẫu "Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa." mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM