Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi

Xuất bản: 13/07/2023 - Tác giả:

Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi gồm dàn ý chi tiết và top 3 văn mẫu hay giúp học sinh cảm nhận bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi.

Để giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, và biết cách viết bài văn cảm nhận về một bài thơ. Trong bài viết này Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và tổng hợp 3 bài văn mẫu hay cho đề bài "Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi".

Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em tham khảo:

Dàn ý Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Dục Thúy Sơn

Ví dụ: Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Chắc hẳn nhắc đến Nguyễn Trãi không ai không biết đến Côn Sơn Ca hay Dục Thúy Sơn.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp núi Dục Thúy

- "Tiên san": khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.

- Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống như đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.

- Từ "tiên cảnh": gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, "trụy trần gian": rơi xuống dương thế. → khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ trời cao rơi xuống trần gian.

- "Tháp ảnh": bóng của ngọn tháp trên núi phản chiếu xuống mặt nước, "trâm thanh ngọc": chiếc trâm ngọc xanh. → So sánh bóng tháp soi xuống sóng nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. → cách liên tưởng mới lạ.

- "Ba quang": ánh sáng của dòng nước, "thúy hoàn": mái tóc xanh → Ví hình ảnh phản chiếu của ngọn núi trên sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.

2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi

- "Hữu hoài": tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân - Trương Thiếu bảo.

- "Bi khắc": bia khắc văn thơ, "tiển hoa ban": lốm đốm rêu → nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần.

→ Tâm trạng hoài cổ cùng tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" của thi nhân.

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh.

- Giọng thơ nhịp nhàng.

- Hình ảnh thơ mĩ lệ.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

Tham khảo thêm: Hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm

Top 3 văn mẫu Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi

Từ việc xác định ý chính cho bài văn cảm nhận về một tác phẩm thông qua lập dàn ý, các em sẽ triển khai bài văn nêu suy nghĩ của em về tác phẩm. Dưới đây là tuyển chọn những bài văn hay mà Đọc tài liệu đã tổng hợp để các em có thêm tài liệu tham khảo để viết tốt bài văn Cảm nhận bài thơ Dục Thúy Sơn

Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi - Mẫu 1

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Chắc hẳn nhắc đến Nguyễn Trãi không ai không biết đến Côn Sơn Ca hay Dục Thúy Sơn.

Bài thơ đã nói về khung cảnh Thúy Sơn đẹp hùng vĩ và để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh nơi đây, mở đầu bài thơ tác giả đã đề cập tới cảnh biển, nơi có những núi cao và được gọi là núi tiên, có những chùm hoa sen nổi trên mặt nước… tất cả đều hùng vĩ và nở rộ trên khung cảnh thiên nhiên vô cùng trù phú. Có thể nói hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài thơ này đẹp và với lối mở đầu độc đáo tác giả đã thu hút được mạnh mẽ cảm xúc của người đọc dành cho bài thơ, với một lối nói không khoa trương nhưng hình ảnh núi sông và cảnh vật nơi đây vẫn vô cùng tráng lệ và có ý nghĩa rất to lớn. Cảnh thiên nhiên ở Dục Thúy Sơn được so sánh như những non tiên, đó là những núi non trùng điệp đang tiếp lối trong cuộc sống của mỗi con người, hình ảnh đó để lại cho người đọc một cái nhìn rất sâu sắc và vô cùng ý nghĩa.

Mở đầu tác giả đã giới thiệu khung cảnh nơi đây đó là cảnh núi non và cảnh sông nước hùng vĩ nó đem lại cho con người những tình cảm rất sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng to lớn, cuộc sống của họ sẽ được cải thiện nhiều hơn, khi xung quanh họ khung cảnh thiên nhiên đẹp tạo cho họ những cảm giác thoải mái và mát mẻ. Tác giả đang hình dung những ngày tháng được ngắm những cảnh núi non nơi đây, nó trang trọng nhưng cũng mang nét trữ tình, có hình ảnh núi non cao, từ trên nhìn xuống dòng nước mênh mang bao theo bao nhiêu những cảm xúc khó diễn tả đó là những hình ảnh đẹp của cảnh sông nước, và hình ảnh trên đã đem lại những giá trị vô cùng to lớn đối với mỗi con người, chúng ta đã thấy cách dẫn dắt và miêu tả những hình ảnh đó một cách mạnh mẽ và nó gợi hình gợi cảm đối với người đọc:

Gần cửa biển có núi tiên,

Năm xưa thường đi về.

Hoa sen nổi trên mặt nước,

Ðúng là cảnh tiên nơi cõi trần.

Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,

Hình ảnh cửa biển đã mang lại cho người đọc về một không gian rộng lớn của dông nước, ở đó có những cánh hoa sen đang nổi trên mặt nước, và nơi đây được coi như tuyệt thế trên cõi trần gian, bởi vẻ đẹp nơi đây không đâu có thể sánh bằng. Mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình tác giả rất xuất sắc khi làm điều đó, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau.

Tác giả đứng trên cao đã làm cho bóng hình đó thấp thoáng dưới dòng nước những hình ảnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Có thể nói Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn, để có được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, mỗi người cần phải cảm nhận từ bên trong và ở đây tác giả đang tức cảnh làm thơ.

Cảnh tiên trần và núi non hùng vĩ tác giả càng cảm thấy mình nhỏ bé hơn trong xã hội này, nhưng cái mới mẻ ở đây đó là lựa chọn những tình tiết sinh động của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của chính mình, cảnh núi non hùng vĩ thường là những khoảng không gian thơ mộng mà làm cho nhà thơ có nhiều cảm hứng để sáng tác lên những vần thơ hay và nó hợp với tâm trạng của mình, tức cảnh làm thơ của Nguyễn Trãi đã được thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc, những hình ảnh tả thực về thiên nhiên đã đem lại cho con người nhiều cảm xúc, đó là những không gian rộng lớn, và đối lập với lòng người chặt hẹp, chúng ta đang bị nó chi phối bởi tâm sự về thời cuộc là những điều mà những vị quan như Nguyễn Trãi thường nghĩ đến.

Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế:

Ánh sáng trên sóng soi mái tóc biết,

Chạnh nhớ quan Trương Thiếu Bảo,

Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong.

Tiếp theo tác giả đã so sánh và dùng biện pháp nhân hóa để nói lên hình ảnh bóng thá, nhìn từ trên cao xuống bóng tháp hiện dưới dòng sống thật lung linh thơ mộng, nó được tác giả thể hiện rất sâu sắc, bóng tháp như dùng châm ngọc, ở đây chúng ta đều thấy châm ngọc là một sản vật vô cùng quan trọng và quý giá, chính dùng biện pháp đó chúng ta lại thấy hình tượng cảnh vật ở đây vô cùng phong phú và có ấn tượng mạnh mẽ đối với con người, những hình ảnh như tháp, châm ngọc đã diễn tả được điều đó, ánh sáng còn biết soi mai tóc biết, tất cả cảnh vật nơi đây đều được tác giả thả hồn mình vào dòng thơ để nó nổi bật lên nhiều những cảm xúc có giá trị và ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, hình ảnh đó không chỉ để lại cho chúng ta những khoảng không gian của Dục Thúy Sơn mà còn đang hiểu được tâm trạng của tác giả thể hiện mạnh mẽ trong bài thơ này.

Hình ảnh cảnh núi non hùng vĩ được tác giả miêu tả trong bài thơ và hai dòng thơ kết đã nói về những nỗi nhớ và cảm xúc mà tác giả để lại đây là những nỗi nhớ cảm hoài sâu sắc về sự vật hiện tượng trong thơ ca của Nguyễn Trãi, những bài thơ tả cảnh thiên nhiên đã trở thành điển hình trong thơ ca của Nguyễn Trãi, với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được nó với những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.

Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình.Hình ảnh thơ phong phú với lối viết ẩn dụ đầy giá trị Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên bài thơ Dục Thúy Sơn thật sâu sắc và thu hút được cảm xúc của đọc giả khi đọc tác phẩm này.

Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi - Mẫu 2

Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng thường thấy trong các sáng tác của Nguyễn Trãi. Phía sau mỗi bức tranh thiên nhiên, thi sĩ thường khéo léo bày tỏ nỗi niềm suy tư, trăn trở về cuộc đời, thế sự. Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm "Dục Thúy sơn". Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn luật thi đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc bởi cảnh sắc nên thơ, trữ tình.

Trước hết, Nguyễn Trãi khéo léo nhắc tới vị trí tọa lạc của núi Dục Thúy:

"Hải khẩu hữu tiên san"

("Cửa biển có non tiên")

Cụm từ "tiên san" gợi ra hình ảnh ngọn núi tiên gần ngay cửa biển "hải khẩu". Dù đã ghé thăm nhiều lần "tiền niên lũ vãng hoàn" nhưng thi sĩ vẫn cảm thấy nơi đây đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Vẻ đẹp ấy được tạo nên bởi những hình ảnh vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Ngắm nhìn cảnh sắc tươi đẹp ở nơi đây, con người không khỏi say đắm:

"Liên hoa phù thủy thượng;

Tiên cảnh trụy trần gian."

Qua quan sát, cảm nhận, thi nhân tưởng tượng dáng núi giống như bông hoa sen thanh khiết đang nở rộ giữa dòng nước trong xanh. Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" đã cho thấy đây là một liên tưởng, so sánh thú vị và mới lạ. Sen tượng trưng cho vẻ đẹp giản dị, trong sáng. Ví dáng núi như hoa sen, Ức Trai muốn tô đậm sự thuần khiết, tươi đẹp của núi non, sông nước nơi đây. Đến với câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục đưa ra lời khẳng định về cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Chữ "tiên" một lần nữa được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp huyền diệu, lung linh như chốn tiên cảnh của núi Dục Thúy. Đứng trước cảnh tượng ấy, con người cứ ngỡ đây là "cõi tiên rơi xuống trần gian".
Có thể thấy, bức tranh thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu được thi sĩ miêu tả thông qua điểm nhìn từ xa, tầm bao quát rộng. Bức tranh ấy nhuốm màu sắc của tiên giới - huyền ảo, diệu kì.

Đến với những câu thơ tiếp theo, khung cảnh núi Dục Thúy hiện ra vô cùng chân thực, rõ nét:

"Tháp ảnh trâm thanh ngọc;

Ba quang kính thúy hoàn."

Trong bài thơ "Dục Thúy sơn", Trương Hán Siêu từng viết "Trung lưu quang tháp ảnh," ("Lòng sông in bóng tháp"). Nếu như Trương Hán Siêu chỉ đơn thuần miêu tả hình ảnh ngọn tháp in bóng lên dòng nước thì Nguyễn Trãi lại mang đến sự sáng tạo độc đáo. Ông ví bóng tháp trên mặt nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. Chiếc trâm ấy được làm từ ngọc và có màu xanh. Khi xưa, các thi nhân thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả nét đẹp của con người. Đến với "Dục Thúy sơn", Nguyễn Trãi lại lấy nét đẹp đằm thắm, duyên dáng của người con gái để hình dung dáng núi soi bóng trên sóng biếc. Đây quả là một hình ảnh so sánh rất hiện đại và đặc biệt. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ tiếp tục được thể hiện thông qua dòng thơ "Ba quang kính thúy hoàn". Giờ đây, ánh sáng dòng nước như đang soi chiếu mái tóc xanh biếc. Như vậy, thi sĩ không chỉ cảm nhận thiên nhiên qua đôi mắt tinh tường mà còn bằng trái tim, tấm lòng đong đầy tình yêu. Nhờ đó, cảnh vật càng trở nên có hồn.

Tương tự bao sáng tác khác, hai câu thơ cuối chính là dòng tâm trạng, những suy ngẫm của nhà thơ:

"Hữu hoài Trương Thiếu bảo;

Bi khắc tiển hoa ban."

Trong khoảnh khắc ngắm nhìn núi Dục Thúy, Nguyễn Trãi vẫn không quên hướng tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân - Trương Thiếu bảo. Nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần, được nhiều vị vua trọng dụng. Lời thơ chậm rãi, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần lột tả nỗi niềm nhớ tiếc sâu lắng mênh mông. Dù vật đổi sao dời, nước sông kia dâng rồi lại xuống, đất nước trải qua bao biến cố, thăng trầm nhưng dưới làn rêu xanh, những nét chữ trên bia đá vẫn vẹn nguyên giá trị. Qua hai câu thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp của một con người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế như Nguyễn Trãi.

Bằng hình ảnh mĩ lệ, giàu sức gợi, giọng thơ nhịp nhàng cùng các biện pháp tu từ như so sánh "Tháp ảnh trâm thanh ngọc;/ Ba quang kính thúy hoàn.", ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng", nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp đẽ về núi Dục Thúy. Đồng thời, khéo léo bộc lộ suy tư về con người, lịch sử và dân tộc.

"Dục Thúy sơn" chính là một sáng tác tuyệt vời của Nguyễn Trãi - con người yêu thiên nhiên, yêu đất nước da diết. Bài thơ khiến chúng ta không quên hình ảnh núi Dục Thúy vừa kì vĩ, vừa thơ mộng cùng tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" cao quý mà thi sĩ gửi tới người xưa.

Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi - Mẫu 3

Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp của núi Dục Thúy. Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm hôn thi nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện qua cách tác giả miêu tả thiên nhiên.

Ông đã so sánh núi Dục Thúy giống như một đóa sen, đã so sánh bóng tháp như một chiếc trâm ngọc, đã so sánh hình ảnh núi dưới sóng nước như đang soi mái tóc. Nhờ lối so sánh đó mà ta thấy được vẻ đẹp thanh tịnh, tao nhã của núi Dục Thúy, đồng thời cũng thấy được một tâm hồn nhạy cảm, có chiều sâu và thơ mộng của Nguyễn Trãi.

Có thể nói, 6 câu đầu bài thơ là bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời về núi Dục Thuý, được vẽ bằng bút pháp vô cùng điêu luyện. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên ” hiện lên trước cửa biển. Đó là cảm hứng “Bồnglai lạc lối ” như Từ Thức trong cổ tích:

“Cửa biển có non tiên,.

Từng qua lại mấy phen”

Người đọc như đang cùng thi nhân du mộng vào cõi thần tiên. Vừa ảo, vừa thực, hồn thơ kì thú, lâng lâng, ta như đang được “chiếm lĩnh ” cõi tiên nơi trần gian. Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý “như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian ” (tiên cảnh truỵ trần gian). Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau, ý thơ và cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.

Từ cảm nhận trực giác đến tưởng tượng, ngắm cảnh từ xa đến gần, thi sĩ tả núi như một bông sen khổng lồ xoè nở ra trên mặt nước. Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thuỷ thượng ” tuyệt đẹp, đầy chất thơ. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp rực rỡ, sự thanh khiết thanh cao, là một biểu tượng cao quý của đạo Phật.

Nhiều tượng Phật đều tọa lạc trên “đài sen. Đài sen mang ý niệm tu tròn quả đức mà triết lí Phật giáo nói đến. Có tháp, có mái chùa hình hoa sen (Chùa Một Cột). Hoa sen là một mô tip khá tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc chùa chiền, tượng Phật ở nước ta.

Trên núi Dục Thuý lại có chùa và tháp, Ức Trai ví núi Dục Thuý với bông sen nổi trên mặt nước thật là hay, gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Hai chữ “phủ ” (nổi lên) và “trụy” (rơi xuống) đối chọi nhau rất thần tình, gợi tả cảnh núi non, chùa chiền, sông nước vừa ảo vừa thực, cảm xúc chìm nổi, trầm bổng, lâng lâng:

“Liên hoa phù thuỷ thượng,

Tiên cảnh trụy trần gian”

Để hiệp vần, Khương Hữu Dụng đã đảo lại vị trí 2 câu thơ 3, 4; chất thơ nhạt đi nhiều, cấu trúc nội tại của tứ thơ bị phá vỡ:

“Cảnh tiên rơi cõi tục,

Mặt nước nổi hoa sen”

Học giả Đào Duy Anh đã dịch: “Hoa sen trôi mặt nước -Cõi tục nổi non bồng Hai câu luận (5, 6) tả tháp trên núi và ánh sáng trên mặt sông, vẫn là bút pháp tạo hình bằng hai hình ảnh ẩn dụ mĩ lệ. Bóng ngọn tháp trên núi tựa như cái trâm bằng ngọc xanh (trâm thanh ngọc).

Ánh sáng lấp lánh trên sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh biếc (kính thuý hoàn). Trâm, tóc và gương ấy đều mang màu sắc rất đẹp (thanh ngọc, thuý hoàn), vì là của tiên nữ (nơi non tiên, cảnh tiên). Cảnh sắc rất ngoạn mục. Phép đối được sáng tạo qua vẩn thơ như hai bức tranh của trường phái “ấn tượng”:

“Tháp ảnh trâm thanh ngọc,

Ba quang kính thúy hoàn ”

(Bóng tháp hình trâm ngọc,

Gương sông ánh tóc huyền).

Núi Dục Thúy có sông Vân uốn quanh. Cách đây năm, sáu trăm năm, núi còn nằm trên cửa biển. Trên núi có chùa và tháp. Bàn tay của con người góp phần điểm tô cho cảnh núi non, sông biển thêm đẹp.

Trương Hán Siêu từng ca ngợi: “Giữa dòng long lanh bóng tháp ” (Dục Thúy sơn khắc thạch); “Tháp gồm bốn tầng, đêm tỏa hào quang”, xa gần đều trôngthấy… cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ hùng vĩ cho non sông… ” (Dục Thúy SơnLinh Tế tháp kí) - Phát triển mạch cảm xúc của tiền nhân, trong bài thơ này, Ức Trai miêu tả cảnh sắc núi Dục Thúy bằng những nét vẽ tài hoa, với tất cả tâm hồn người nghệ sĩ: “một cái nhìn mới độc đáo, mangcốt cách phong tình, đầy tính chất nhân vân.

Thật vậy, Nguyễn Trãi đã liên tưởng và sáng tạo nên một loạt hình ảnh ẩn dụ có đường nét, màu sắc, ánh sáng đầy huyền áo để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt trần của Dục Thúy Sơn. Nhà thơ đã đem đến cho ngọn núi như con chim trả tắm nước biếc này một tình yêu say đắm của người nghệ sĩ tài hoa.

-/-

Hy vọng với những bài văn mẫu "Cảm nhận Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi" mà Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Cùng với trọn bộ văn mẫu lớp 10 là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 10!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM