Đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã khắc họa thành công nỗi đau đớn, xót xa tột cùng của Thúy Kiều khi phải trao mối tình của mình cho em gái. Vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều được thể hiện rõ nét qua từng câu thơ ai oán, não nề. Để giúp các em có thêm gợi ý khi viết đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết, từ việc phân tích diễn biến tâm trạng đến cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều trong hoàn cảnh éo le này.
Khái quát về đoạn trích Trao duyên
1. Xuất xứ đoạn trích
- Đoạn trích thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc, từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân. Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh. Kiều đã nhờ Vân “trả nghĩa” cho Kim Trọng.
2. Nội dung chính
- Đoạn trích là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
+ Phần 1 (từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “Rày xin chén nước cho người thác oan”): Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
+ Phần 3 (còn lại): Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
- Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
1. Diễn biến tâm lý của Thúy Kiều
- Tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái:
+ Đau đớn, xót xa khi phải từ bỏ tình yêu.
+ Tự trách mình bạc mệnh, số phận hẩm hiu.
+ Lo lắng cho tương lai của Kim Trọng.
+ Thương xót cho em gái.
- Hành động:
+ Dặn dò, trao kỉ vật cho Thúy Vân.
+ Cầu xin Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Tự so sánh mình với "con ong cái kiến", thể hiện sự bất lực trước số phận.
- Nguyên nhân của những tâm trạng, cảm xúc đó: Sự hi sinh, lòng vị tha, nỗi đau khổ, sự bất lực....
- Liên hệ với hoàn cảnh của Thúy Kiều trong đoạn trích để giải thích tâm lý nhân vật.
2. Đánh giá về vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của Thúy Kiều
- Thúy Kiều là một người khôn khéo, thông minh, sắc sảo
- Hiếu thảo với cha mẹ.
- Chung thủy, son sắt trong tình yêu.
- Thương người, biết cảm thông, chia sẻ, giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả
Dàn ý đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiềuqua đoạn trích Trao duyên
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về đoạn trích "Trao duyên" và vai trò của nhân vật Thúy Kiều.
- Nêu vấn đề cần bàn luận: Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích.
2. Thân bài
a) Phân tích tâm lý của Thúy Kiều
- Nêu những tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái.
- Phân tích nguyên nhân của những tâm trạng, cảm xúc đó (sự hi sinh, lòng vị tha, nỗi đau khổ, sự bất lực...).
- Liên hệ với hoàn cảnh của Thúy Kiều trong đoạn trích để giải thích tâm lý nhân vật.
b) Đánh giá vẻ đẹp phẩm chất của Thúy Kiều
- Những phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua lời thoại, hành động:
+ Khôn khéo, thông minh, sắc sảo: thể hiện ở những lí lẽ đưa ra để thuyết phục em.
+ Hiếu thảo, biết hy sinh vì gia đình: Quyết định trao duyên, hi sinh bản thân mình để cứu cha và em khỏi cảnh tù tội.
+ Chung thủy, son sắt trong tình yêu: Dù đau khổ, Thúy Kiều vẫn luôn hướng về Kim Trọng, mong chàng được hạnh phúc.
+ Giàu lòng vị tha, đức hi sinh cao cả: Nhận hết lỗi về mình, tự nhận mình là người phụ bạc.
=> Những phẩm chất cao quý của Thúy Kiều phản ánh nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
c) Suy ngẫm về số phận của Thúy Kiều
- Số phận của Thúy Kiều:
+ Bị xã hội phong kiến chà đạp, vùi dập.
+ Phải chịu đựng những đau khổ, bất hạnh.
+ Nỗi đau khi phải trao duyên cho em gái.
- Chia sẻ những cảm xúc, suy ngẫm cá nhân về số phận của Thúy Kiều.
d) Liên hệ bản thân
- Rút ra những bài học về tình yêu, lòng vị tha, sự hy sinh từ nhân vật Thúy Kiều.
- Suy ngẫm về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Kết bài
- Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích "Trao duyên".
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Thúy Kiều.
Văn mẫu nêu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều đoạn văn mẫu 1
Đoạn trích "Trao duyên" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, khắc họa sâu sắc nỗi đau đớn và sự hy sinh cao cả của Thúy Kiều. Khi phải từ bỏ tình yêu với Kim Trọng, nàng đã trải qua những cung bậc cảm xúc dữ dội, từ đau khổ, tuyệt vọng đến chấp nhận và hy sinh. "Cậy em, em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" - lời nhờ cậy của Kiều với Thúy Vân chứa đựng cả nỗi niềm đau đớn và sự hy sinh cao cả. Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả hạnh phúc của mình cho em gái. Đó là một quyết định khó khăn, nhưng Kiều đã chấp nhận để cứu cha và em khỏi cảnh tù tội. Qua đoạn trích, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều: một người con gái thủy chung, vị tha và giàu lòng hiếu thảo. Nàng xứng đáng là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, luôn hy sinh vì hạnh phúc của người khác.
Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều đoạn văn mẫu 2
Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng nàng không thể theo đuổi tình yêu của mình, phải hi sinh hạnh phúc của mình vì giá đình. Tình yêu của nàng và Kim Trong rất đẹp, hai người có với nhau rất nhiều kỉ niệm đẹp, họ cùng nhau hẹn thề, cùng trao tín vật. Thế những cuộc đời chớ trêu, vì chữ Hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tin vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công.
Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều đoạn văn mẫu 3
Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều đoạn văn mẫu 4
Chỉ với 24 câu thơ, đoạn trích Trao duyên đã thể hiện được nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Kiều vốn dĩ là một cô gái tài sắc vẹn toàn, sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, có một tình yêu vô cùng đẹp đẽ với Kim Trọng. Nhưng, tai họa ập xuống gia đình khiến cha và em trai bị vu oan, buộc nàng phải bán mình để chuộc cha. Đứng giữa một bên hiếu (cha mẹ), một bên tình (tình yêu) nàng không thể vì hạnh phúc cá nhân mà phụ lại công ơn dưỡng dục sinh thành của cha. Nàng chấp nhận gả cho Mã Giám Sinh, sau đó là tấn bi kịch cuộc đời của nàng. Qua đoạn trích Trao duyên có thể thấy, tình yêu Kim - Kiều vô cùng đẹp, họ cùng nhau thề non hẹn biển, cùng trao cho nhau nhiều kỉ vật. Để rồi cuối cùng họ vẫn không thể bên nhau. Kiều chấp nhận là người phụ tình Kim Trọng mà nhờ em gái Thúy Vân kết duyên với chàng để trả ơn. Như vậy, đoạn trích cho chúng ta thấy Kiều có một nhân cách cao đẹp, giàu ân tình và tấm lòng thủy chung. Nàng là người có đức hi sinh và giàu lòng nhân hậu.
Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều đoạn văn mẫu 5
Đoạn trích "Trao duyên" là một đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết Truyện Kiều. Nó thành công trong việc khắc họa tâm lý của nhân vật Thúy Kiều và tái hiện lại cuộc tình bi kịch của cô. Thúy Kiều là một cô gái xinh đẹp, không thể theo đuổi tình yêu của mình và phải hy sinh hạnh phúc của mình vì gia đình. Tình yêu giữa cô và Kim Trọng đẹp đẽ, họ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau, hẹn thề, trao tín vật. Nhưng cuộc đời luôn có những điều khó lường, và vì hi sinh cho gia đình, Thúy Kiều buộc phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau đớn và khóc than, nhưng vẫn trao tín vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn "Trao duyên", ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Kiều - một người con gái tài năng, hiếu thảo, giàu tình cảm và chung thủy, nhưng cuộc đời lại trớ trêu và không công bằng với cô.
-/-
Các em vừa tham khảo bài viết của Đọc tài liệu hướng dẫn cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên. Ngoài ra, các em có thể tìm đọc thêm các bài Văn mẫu lớp 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn nhé!