Các cách mở bài chung cho đề tài Nghị luận văn học

Xuất bản: 07/08/2019 - Tác giả:

Tuyển chọn các cách mở bài chung cho Nghị luận văn học hay nhất giúp các em ăn điểm trực tiếp nội dung này, top mở bài chung cho đề tài Nghị luận văn học giúp các em vô đề nhanh chóng

Nghị luận văn học là một trong những đề tài khá quen thuộc với các em học sinh, nó không chỉ giúp các em tiếp cận với các tác phẩm theo nhiều hướng và chủ đề khác nhau, mà nó còn là một cách thể hiện hiểu biết và vận dụng ngôn từ linh hoạt.

Vậy nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người đọc về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người đọc theo quan điểm hay ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sai.

- Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý.

- Để thuyết phục được ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng, có như vậy thì mọi người mới cảm thấy thuyết phục và đồng ý với quan điểm của mình.

Vậy để có một lý lẽ thuyết phục thì việc mở bài hay và cuốn hút đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc này. Dưới đây Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn các cách mở bài nghị luận văn học hay và nhanh nhất như sau:

Các cách mở bài chung cho đề tài Nghị luận văn học

Cách 1: Đi từ chủ đề, hình tượng trung tâm của tác phẩm

Mỗi một tác phẩm văn học đều có một chủ đề hoặc hình tượng nhân vật bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, toàn bài thơ, là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính trong tác phẩm hoặc có thể là hình tượng được nhà văn xây dựng lên.

Nếu như các bạn có thể mở bài bằng chủ đề hoặc hình tượng trung tâm thì bài viết sẽ mang tính khái quát cao hơn từ đó cho người chấm thấy rằng bạn có đọc qua và nắm vững được nội dung tác phẩm, biết cách liên quan tới chủ đề chính mà tác phẩm hướng tới. Tuy nhiên để  mở bài tốt bằng cách này bạn phải đọc tác phẩm, nắm được nội dung cốt truyện, nhân vật chính, tình tiết và cả những tư tưởng của tác giả.

Ví dụ:

1. Mẹ - tiếng gọi thân thương ấy với con luôn là nắng ấm trong những đêm đông lạnh giá, là nơi bình yên cho con mỗi khi trở về. Bởi hình ảnh mẹ đã in sâu trong tâm trí của con. Và văn học Việt ta đã có vô vàn tác phẩm nói về mẹ, về tình mẫu tử tiêng liêng đó. Và ta cũng bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

2. “Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu.

Cách 2: Nêu phản đề.

Nêu phản đề khá được các thầy cô ấn tượng nên việc lựa chọn phản đề dễ ăn trọn điểm phần mở bài này.

Thế nào là nêu phản đề?

Phản đề có nghĩa là các em tạo tình huống đối lập, tương phản, ngược với vấn đề được nêu trong đề bài.

So với cách giới thiệu trực tiếp thì cách mở bài này thường gây ấn tượng ngay với người đọc. Đồng thời tạo cho người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn khiến họ nhập tâm đọc ngay phần thân bài với toàn bộ chú tâm. Lợi thế dễ thấy của cách mở này là người viết nhanh chóng gây được thiện cảm cho người đọc. Đây là một điểm cộng cho người viết.

Cách 3: So sánh.

So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai trong 2 hoặc các tác phẩm văn học mà em biết. Tác dụng của so sánh là giúp người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Mở bài theo cách so sánh không khó, vì vấn đề của nghị luận văn học trong trường THPT thường là trung tâm của đời sống văn học - tác phẩm.

Một vấn đề văn học thường có nhiều tác giả trong nước đề cập mà còn cả ở thế giới cũng rất được quan tâm, nó phản ánh ở trong ngôn từ, cách lập luận của mỗi tác giả. Cách mở bài nghị luận văn học bằng so sánh này dễ dàng gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh mà các em có thể lựa chọn: tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên các em có thể đối chiếu điểm giống & khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó. Các em có thể so sánh hai hoặc hơn hai đối tượng. Cách so sánh nhiều đối tượng đòi hỏi thêm kĩ năng xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức của người viết. Người viết có đất để “khoe tài” với kiểu mở bài này. Đó là ưu điểm, nhưng nếu không khéo có thể làm lu mờ vấn đề đang bàn vì đối tượng so sánh nổi bật hơn.

Cách 4: Đi từ tác giả.

Việc ghi nhớ đặc điểm của tác giả (nhà văn, nhà thơ) bằng việc tóm tắt tiểu sử và phong cách sáng tác của người đó cũng là cách tạo ấn tượng với thầy cô và điểm nhấn mở đầu cho bài văn của em. Các em có thể đi từ thông tin của tác giả, hoặc trực tiếp phong cách của tác giả rồi dẫn đến nội dung của văn bản nghị luận.

Cách 5: Đi từ hoàn cảnh, lý do sáng tác.

Mỗi một tác phẩm ra đời đều có duyên cớ của nó, như hoàn cảnh đặc biệt nào (gắn với sự kiện lịch sử quan trọng, mốc thời gian... ) mà tác giả sáng tác ra tác phẩm, hay trong một trường hợp nào đã khiến tác giả ngẫu hứng sáng tác tác phẩm đó thì các em chỉ cần khéo léo đưa ra vấn đề rồi lồng tên tác giả, tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Trên đây là 5 cách mở bài dễ dàng dành trọn điểm phần này đối với các đề tài nghị luận văn học mà các em có thể gặp phải, mong rằng với nội dung này các em sẽ có cho mình một mở bài nghị luận văn học ấn tượng cho mình nhé!

Đừng quên kho tài liệu văn mẫu chọn lọc tất cả các lớp đang chờ các em khám phá đấy:

>> Văn Mẫu Lớp 8

>> Văn Mẫu Lớp 9

>> Văn Mẫu Lớp 10

>> Văn Mẫu Lớp 11

>> Văn Mẫu Lớp 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM