Các câu hỏi về vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

Xuất bản: 04/12/2019 - Tác giả:

Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết và trắc nghiệm xoay quanh vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ giúp các em hệ thống kiến thức bài học Địa lí 9 này tốt nhất!

Tổng hợp kiến thức vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 9 với các câu hỏi như sau:

Các câu hỏi xoay quanh vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi lý thuyết

1. Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông bắc và Tây bắc?

a. Vùng Đông bắc:

Địa hình núi trung bình, thấp, các dãy núi cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh kéo dài

->Thế mạnh kinh tế: Giàu tài nguyên khoáng sản, có thế mạnh trồng rừng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn quả,  tiềm năng kinh tế, du lịch biển

b. Vùng Tây Bắc:

Địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh ngắn

-> Thế mạnh kinh tế : Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi, du lịch nghỉ mát.

2. Vì sao việc phát triển, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

- Nguồn tài nguyên của vùng dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt (gỗ, rừng, lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản ...)

- Diện tích đất trống đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn , sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng sông. Hồ nước các nhà máy thuỷ điện , nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng .

 3. Các ngành sản xuất thế mạnh của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

a. Ngành nông nghiệp:

- Cây công nghiệp lâu năm : Chè (Mộc châu, Hà gang, Thái nguyên )

- Cây ăn quả cận nhiệt : Mận, mơ (Cao bằng, lào cai), Hồng (Lạng sơn), Vải thiều (Bắc giang)

Do đất trồng tốt, khí hậu thích hợp nên cây chè chiếm tỉ trọng về diện tích và sản lượng lớn của cả nước được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng .

- Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn chiếm 22% cả nước.

b. Nghành công nghiệp:

- Khai thác khoáng sản : Đông Bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú .

- Tây Bắc:  Có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh .

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa: Sản xuất điện, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới, khai thác du lịch.

Ngoài ra còn có thế mạnh về kinh tế, du lịch biển (Quảng Ninh).

 4. Ý nghĩa phát triển nghề rừng kết hợp nông - lâm ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ khai thác hợp lí hơn diện ti tích đất rừng. Nhờ nghề rừng phát triển mà độ che phủ tăng lên, hạn chế xói mòn.

- Sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập , cải thiện đời sống người dân.

Xem thêm: Thế mạnh nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?

A. Sắt.

B. Đồng.

C. Bôxit.

D. Pyrit

Câu 2. So với cả nước, đàn trâu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng hơn

A. 1/5.

B. 2/5

C. 3/5.

D. 4/5

Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh

D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn

Câu 4. Bò sữa được nuôi nhiều ở

A. Cao Bằng.

B. Lai Châu.

C. Sơn La. 

D. Bắc Kạn

Câu 5. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

B. Khoáng sản phân bố rải rác

C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn

D. Khí hậu diễn biến thất thường

Câu 6. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là

A. Khí hậu lạnh hơn.

B. Khí hậu ấm và khô hơn

C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 7. Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là

A. Thủy điện.

B. Khai thác than, cơ khí

C. Chế biến gỗ, phân bón.

D. Vật liệu xây dựng, khai thác than

Câu 8. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người

A. Tày, Ba Na, Hoa.

B. Thái, Vân Kiều, Dao

C. Tày, Nùng, M'nông

D. Tày, Nùng, Mông

Câu 9. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 10. Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. Có cửa ngõ giao lưu với thế giới

B. Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển

C. Có biên giới chung với hai nước, giáp biển

D. Có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước

Câu 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tất cả bao nhiêu tỉnh?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16

Câu 12. Các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La.

B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An

C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La.

D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La

Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có:

A. Vị trí địa lí đặc biệt.

B. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.

C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

D. Cả A và B đúng.

Câu 14. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là

A. Đậu tương

B. Cà phê.

C. Chè.

D. Thuốc lá

Câu 15. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh

D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn

Câu 16. Đất hiếm phân bố chủ yếu ở

A. Lào Cai.

B. Lai Châu. 

C. Cao Bằng.

D. Yên Bái

Câu 17. Tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

A. Bắc Giang

B. Quảng Ninh

C. Phú Thọ

D. Yên Bái

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là:

A. Khí hậu toàn cầu nóng dần lên.

B. Độ dốc của địa hình lớn

C. Lượng mưa ngày càng giảm sút.

D. Nạn du canh, du cư

Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục.  Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc

B. Tuyên Quang.

C. Thái Nguyên.

D. Hà Giang.

Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:

A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.

B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.

D. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.

- Giải Địa lí 9  - Đọc Tài Liệu -

Trên đây là một số câu hỏi lý thuyết và trắc nghiệm có thể ra trong đề thi cuối học kì 1 Địa lí 9 về vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, mong rằng với tổng hợp ngắn gọn kiến thức này các em sẽ có thể ôn luyện tốt nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM