Bình giảng bài thơ Nhớ đồng

Xuất bản: 22/04/2019 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Văn mẫu 11 bình giảng bài thơ Nhớ đồng, bài văn hay chọn lọc bình giảng bài thơ Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu..

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng - bài thơ chứa đựng bao nhiêu nỗi nhớ đồng quê, tình yêu quê hương đất nước của những người chiến sĩ đang phải chịu cảnh tù đày. Dù có nằm trên chông gai biển lửa hay phải hy sinh thân mình vẫn một lòng nhớ về quê hương

Có thể các em quan tâm

đến bài bình giảng đoạn thơ trong bài Nhớ đồng của Tố Hữu để hiểu sâu sắc hơn tình yêu quê hương của các chiến sĩ được thể hiện ngay từ những câu thơ đầu tiên.

Đề bài: Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của tác giả Tố Hữu

Bài của học sinh giỏi văn bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

Từ ấy được xem như những trái ngọt đầu tiên mà Tố Hữu đã gặt hái được đế dâng cho đời. Đến với tập thơ chúng ta không chỉ bắt gặp một thanh niên yêu cách mạng, say mê lí tưởng mà còn thấy được hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng đang sống và chiến đấu. Vì vậy, Từ ấy không chí có những bài thơ tràn đầy cảm xúc say mê lí tưởng, mà còn có những bài ghi lại những chặng đường chiến đấu bị tù đày gian khổ, trong số đó phải nói đến bài thơ Nhớ đồng.
Bài thơ được Tố Hữu viết vào tháng 7 năm 1939, bốn tháng sau khi nhà thơ bị mật thám bắt và cầm tù. Toàn bài thơ là nỗi nhớ tha thiết.

Mở đầu bài thơ là lối nói so sánh được nhà thơ nêu ra như để xác định tâm thế cô đơn của chính mình:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Nhà thơ như tự hỏi chính lòng mình để rồi tự khẳng định tâm trạng của chính mình. Đây chính là tâm trạng cô đơn, quạnh vánh và cồn cào nhớ thương. Câu thơ như một tiếng thở dài buồn đến da diết. Chúng ta lại chợt nhớ đến hình ảnh của người chiến sĩ cộng sản lần đầu tiên bị ném vào tù trong bài Tâm tư trong tù:
Thế nhưng đến đây ta không chỉ cảm nhận thấy sự cô đơn mà còn cảm thấy cái buồn tê tái, cái hiu quạnh đến lạnh lẽo, và sự thương nhớ như đang vò xé gan ruột.

Sau hai câu thơ đầu mở ra như lời bộc bạch tâm sự, nhà thơ lần lượt cho ta thấy rõ nỗi nhớ nhung trong tâm hồn người cách mạng:

Đâu gió còn thơm đất nhả mùi

Đâu luồng tre mát thưở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi

Đâu những đường con bước vạn dời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im lơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi…

Không gian của bài thơ như được trải rộng ra. Đó chính là không gian của quê hương yêu dấu nơi có mùi đất quá quen thuộc, nơi có bóng tre mát rượi, những ô mạ xanh mơn mởn, nơi trải dài nương khoai, nương sắn và cả những mái tranh thấp bình dị. Không gian được trải rộng ra phải chăng cũng chính là sự trải rộng cửa nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. Đáng lưu ý là trước mỗi cảnh vật quen thuộc như vậy là từ đâu dùng để hỏi. Tuy nhiên ở đây nhà thơ không chỉ đơn thuần là sự tìm kiếm, là hỏi vị trí mà chính là đang tự hỏi lòng mình, đang lục lại trong trí nhớ những gì đã xa, đã mất. Đâu gợi lên trong chúng ta sự mất mát trống vắng. Từ Đâu được Tố Hữu lặp lại năm lần liên tiếp làm cho nỗi nhớ như càng được nhân lên dồn dập, làm cho sự trống vắng mất mát hụt hẫng trong lòng nhà thơ nhân lên đến xót xa. Vì vậy có thể nói đâu đã trở thành tiếng gợi nhớ thương đến cồn cào da diết. .Và nỗi thương nhớ hiu quạnh ấy như được trải dài ra bởi:

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi

Có thể nói, hai khổ thơ trên đã khái quát một cách sâu sắc nỗi nhớ quê hương đồng ruộng. Nồi nhớ ấy dâng lên và thốt ra nghẹn ngào thấm thía:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Vẫn là cách nói so sánh diễn tả sự vắng vẻ cô đơn. Ôi và nhớ ơi xuất hiện trong cùng một câu thơ làm cho nỗi nhớ quê càng trở nên da diết hơn bao giờ hết.

Nhớ đến ruộng đồng quê hương nhà thơ đồng thời hướng nỗi nhớ của mình đến con người. Đây là những con người lao động gần gũi đang lưng cong xuống luống cày, vãi giống tung trời. Nhưng tất cả cũng chỉ là trong tiềm thức, chỉ còn là nỗi nhớ. Và giờ này cảnh vật và con người cũng hiện lên đầy buồn nhớ như chính tâm trạng của nhà thơ:

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ủ ven sông

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước

Một giọng hò đưa hớ não nùng.

Tất cả hình ảnh con người hiện lên trong tâm trí nhà thơ càng làm cho nỗi nhớ về cuộc sống thêm da diết. Tất cả đã xa rồi, đối diện với nhà thơ lúc này chỉ là kỉ niệm, những kỉ niệm đang cào xé chỉ có thể mơ tới, chứ không thể với tới được. Và một lần nữa nhà thơ đã phải thốt lên:

Gì đâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.

Câu thơ được điệp lại làm cho nỗi nhớ thương, sự cô đơn trong lòng nhà thơ càng tăng lên. Và tất cả kỉ niệm như vụt biến, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng và nhận ra:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!

Có lẽ đấy là tiếng gọi của sự nhớ thương, là tiếng nói xót xa cho hoàn cảnh bị giam cầm. Người chiến sĩ cách mạng chợt nhận ra thực tại sao mà cách biệt quá xa xôi. Cũng bởi lẽ thế mà nỗi nhớ lại cồn cào thêm. Chi trong một câu thơ thôi mà thương nhớ được điệp tới hai lần. Từ chao càng làm cho nỗi nhớ ấy trở nên da diết xót xa hơn.

Qua nỗi nhớ quê hương, con người chúng ta không chỉ thấy hiện lên hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng đang cô đơn trong ngục tù mà còn cho ta thấy tấm lòng yêu quê hương, sự gắn bó của người chiến sĩ với quần chúng nhân dân lao động, luôn luôn hướng tới cuộc sống bên ngoài. Đó cũng là những nét rất cơ bản và quen thuộc về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản bị tù đày trong thơ Tố Hữu.

Sau những khoảnh khắc thương nhớ, nhà thơ chợt nhìn và nhớ về chính bản thân mình. Các khổ cuối của bài thơ sẽ cho ta thấy rõ sự nhận thức ấy.

Trước hết là nhớ về bản thân mình:

Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ơi, bước chẳng rời.

Vẫn là sự lục tìm trong trí nhớ, song đã có sự nhận thức rất rõ ràng về những ngày xưa. Nhà thơ nhớ lại những ngày bế tắc, những ngày băn khoăn kiếm tìm lẽ sống. Đấy chính là những ngày nhà thơ chưa bắt gặp lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ như: vấn vơ, băn khoăn, quanh quẩn đã diễn tả một cách chính xác sự bế tắc trong con người nhà thơ lúc này. Ba tiếng tôi nhớ tồi. vang lên như một sự nhận thức thấm thía, buồn cho cuộc sống theo mãi vòng quanh quẩn, muốn thoát nhưng chẳng thể bước nổi.

Khổ thơ tiếp theo chuyển sang một giọng điệu hoàn toàn khác đầy say sưa hưng phấn:

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nâng niu ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời

Nhà thơ nhớ lại ngày tôi thấy tôi nghĩa là ngày tự soi vào lòng mình, tự thấy mình đã trưởng thành, thấy lẽ yêu đời. Lúc này là lúc nhà thơ cảm thấy hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy được tác giả ví với hình ảnh của con chim cà lơi nhẹ nhàng tung bay trên bầu trời. Đây là một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. Niềm vui, niềm hạnh phúc ấy được Tô’ Hữu diễn tả một cách tinh tế bằng các từ say đồng, vui ca hát, bát ngát trời. Đặc biệt với câu thơ nhẹ nhàng như con chim cà lơi, Tô’ Hữu dùng tới sáu thanh bàng, vì vậy đã diễn tả được cái phơi phới trong tâm hồn nhà thơ — một tâm hồn say mê lí tưởng.

Trở về với thực tại, nhà thơ lại đầy ắp tâm trạng:

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày.

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Câu thơ mở đầu khổ thơ trên như một lời than. Đây là sự tiếc nuối quá khứ đã qua, là sự xót xa trong nỗi đau thực tại. Tới giờ đây được lặp lại hai lần làm cho sự xót xa được nhấn mạnh thêm. Và lúc này tất cả tâm hồn người chiến sĩ hướng ra cuộc sống bên ngoài: tôi mơ qua cửa khám bao ngày. Tuy nhiên đọng lại cả khổ thơ là nỗi buồn bị cùm trói trong tù túng, siết chặt trong thầm lặng. Và nếu trước đây, hình ảnh cánh chim được so sánh để diễn tả sự ngây ngất say mê lí tưởng thì giờ đây cánh chim lại gắn với nỗi buồn. Qua đó ta thấy được khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng.

Kết thúc bài thơ là điệp khúc được vang lên lần thứ hai trong bài thơ:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!

Điệp khúc này tạo cho bài thơ có cấu trúc đặc biệt: mở ra bàng nỗi cô đơn, nỗi nhớ và kết thúc cũng vậy. Vì vậy, có thê nói nhớ là nét chủ đạo bao trùm 44 câu của bài thơ.

Nhớ đồng – cái tên bài thơ đã mở ra đầy nhớ thương. Nhưng bài thơ không chỉ có tâm trạng nhớ què, nhớ những con người say mê lí tưởng, khát khao tự do. Đấy cũng là nét đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong thơ Tố Hữu nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung

Tham khảo thêm bài phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu để đi sâu hơn vào từng câu thơ, qua đó nắm được bố cục, dụng ý cũng như cách reo vần làm thơ đã được tác giả sử dụng để sáng tác như thế nào, qua đó vận dụng vào làm bài cho mình được hay hơn.

--------

Trên đây là bài văn mẫu 11 bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu của một bạn học sinh giỏi, qua đó các em có thể tham khảo và học tập cách dùng câu từ, cách diễn tả câu văn sao cho đúng nhất với từng hoàn cảnh, để viết cho mình được một bài văn hay nhé. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 11.


Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM