Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 3 trang 22 phần HƯỚNG DẪN ĐỌC: soạn bài Con chim chiền chiện sách Chân trời sáng tạo (Bài 1: Tiếng nói của vạn vật).
Câu hỏi: Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?
(Câu 3 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Trong khổ thơ thứ 2, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chú chim nói "chuyện chi, chuyện chi" có tác dụng thể hiện sự gần gũi giữa chim và tác giả.
- Trong khổ thơ thứ 4, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị giác) tiếng chim hót "làm xanh da trời" có tác dụng tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
Cách trả lời 2:
- Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?, ... tròn bụng sữa…/ Lòng vui bối rối;)
→ Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Xác định vần và nhịp của bài thơ Con chim chiền chiện
- Hình ảnh trong bài thơ Con chim chiền chiện mà em cho là độc đáo nhất
- Từ ngữ hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả trong Con chim chiền chiện
- Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ Con chim chiền chiện
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 3 trang 22: "Biện pháp tu từ khổ thứ 2, thứ 4 bài Con chim chiền chiện" thuộc nội dung soạn bài Con chim chiền chiện sách Chân trời sáng tạo đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7-