Biện pháp nhân hoá trang 97 lớp 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 18/08/2023 - Tác giả:

Biện pháp nhân hoá trang 97 lớp 4 tập 1 Chân trời sáng tạo giúp các em chuẩn bị và các bậc phụ huynh có thể theo dõi và nắm qua kiến thức của bài học tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Biện pháp nhân hoá trang 97, 98, 99 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Bài học gồm các nội dung cần chuẩn bị trước như sau:

Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.

(Lê Thị Mây)

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?

b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?

c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì?

Chọn đáp án đúng:

• Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi.

• Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.

• Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

• Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.

Trả lời:

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ: không mải chơi, nhắc, lắc lắc, giục, tìm, tặng.

c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng:

• Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

Câu 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

(Ca dao)

a. Bài ca dao nhắc đến con vật nào?

b. Từ ngữ nào cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó?

c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với con vật?

Trả lời:

a. Bài ca dao nhắc đến con trâu.

b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó: ơi, này, ta, với.

c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận tác giả rất yêu quý con trâu của họ. Coi nhau như những người bạn và đồng hành cùng nhau mỗi ngày trên đồng ruộng làm việc.

* Ghi nhớ:

– Nhân hoá là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.

– Nhân hoá giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.

Câu 3: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm sự vật được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá có trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

Bình minh treo trên mây

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương mát

Cho ong giỏ mật đầy.

(Bảo Ngọc)

Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.

(Phong Thu)

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong các câu thơ, câu văn ở bài tập a.

Trả lời:

a. Sự vật được nhân hoá, từ ngữ được dùng để nhân hoá là:

- Đoạn thơ: bình minh, gió.

- Câu văn: tàu, xe.

b. tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong các câu thơ, câu văn: Giúp cho các sự vật trở nên sinh động, có hồn và gần gũi. Cùng là miêu tả hoạt động trạng thái của sự vật, nhưng ta thấy dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn.

Câu 4: Đặt 1 – 2 câu có sử dụng nhân hoá để nói về một trong các vật sau:

Trả lời:

- Mối buổi sáng, chú gà trống lại gọi bạn nhỏ dậy đi học.

- Bác mặt trời như hờn dỗi ai, toả nắng gắt bỏng cả đường đi.

- Chị hoa cúc buồn bã rụng rơi cánh vì đơn độc một mình.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn Biện pháp nhân hoá trang 97, 98, 99 Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM