Bếp lửa

Bếp lửa
Năm sáng tác:1963
Tác giả:Bằng Việt
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga. Bếp lửa được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
Bài viết liên quan:Xem bài soạn

Giới thiệu bài thơ Bếp lửa

Bố cục

  • Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
  • Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà, gắn liền với bếp lửa.
  • Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
  • Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.

Ý nghĩa nhan đề

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Giá trị nội dung

Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

Giá trị nghệ thuật

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

Đọc tài liệu sưu tầm - Văn mẫu lớp 9 tập 1

Xem thêm

 

Phân tích 2 khổ cuối Bếp lửa - Bằng Việt

Phân tích 2 khổ cuối Bếp lửa - Bằng Việt

Phân tích 2 khổ cuối Bếp lửa của Bằng Việt để thấy được hình ảnh của bếp lửa và người bà đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần trong đời sống tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời cháu

Phân tích khổ 3 bài Bếp lửa - Bằng Việt

Phân tích khổ 3 bài Bếp lửa - Bằng Việt

Phân tích khổ 3 Bếp lửa (từ Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa đến Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa) để thấy được hình ảnh bảo nhiêu năm bên bà, bà kể cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Phân tích khổ 1 bài Bếp lửa

Phân tích khổ 1 bài Bếp lửa

[Văn mẫu 9] Phân tích khổ 1 bài Bếp lửa của tác giả Bằng Việt để làm sáng tỏ lên hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà, cùng Đọc tài liệu phân tích 3 câu thơ đầu Bếp lửa để làm rõ điều đó nhé.

Phân tích nhan đề bài thơ Bếp lửa

Phân tích nhan đề bài thơ Bếp lửa

Phân tích nhan đề bài thơ Bếp lửa, tổng hợp nội dung phân tích ý nghĩa nhan đề của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) cùng mạch cảm xúc của bài thơ Bếp lửa.