Báo cáo thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

Xuất bản: 16/08/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn làm bài Báo cáo thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn SGK vật lí 12 bài thực hành chương 1 dao động cơ

Đã kết thúc chương 1 về Dao động cơ, với bài 6 thực hành thực nghiệp các định luận dao động của con lắc đơn do Đọc tài liệu tổng hợp dưới đây chắc chắn sẽ giúp các bạn hoàn thiện bản báo cáo của mình tốt nhất

Báo cáo Thực hành khảo sát thực nghiệm con lắc đơn

1. Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động đối với chu kì T của con lắc đơn.

– Chu kì T₁ = T₁/10 = …. ; T₂ = T₂/10 = ….; T₃ = T₃/10 = ….

Điền vào Bảng 6.1 trang 27 SGK Vật lí 12

-> Phát biểu định luật về chu kì của con lắc đơn dao động với biện độ nhỏ: Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ (α > 10o) thì coi là dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc khi đó không phụ thuộc vào biên độ dao động.

2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng m con lắc đối với chu kỳ T

Với độ dài l = 45(cm) không đổi:

– Con lắc m 1 = 50g có chu kỳ T₁ = 1,31 ± 0.044

– Con lắc m 2 = 20g có chu kỳ T₂ = 1.34 ± 0.00136

Bảng kết quả: (m = 50g, m= 20g)

-> Phát biểu định luật về khối lượng của con lắc đơn: Chu kỳ của con lắc đơn dao động nhỏ (α > 10o) không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.

3. Khảo sát ảnh hường của chiều dài con lắc đơn l đối với chu kì dao động T

Căn cứ các kết quả đo và tính được theo bảng 6.3, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T và l và đồ thị phụ thuộc của T₂ vào l.

khảo sát ảnh hường của chiều dài con lắc đơn l đối với chu kì dao động T

Báo cáo thực hành. Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn: Con lắc đơn có cấu tạo như thế nào?

Nhận xét:

a) Đường biểu diễn T = f(l) có dạng cong lên cho thấy rằng: Chu kỳ dao động T phụ thuộc đồng biến với độ dài con lắc đơn.

Đường biểu diễn T2 = F(l) có dạng đường thẳng qua gốc tọa độ cho thấy rằng: Bình phương chu kỳ dao động T2 tỷ lệ với độ dài con lắc đơn. T2 = k.l, suy ra T = a√l

– Phát biểu định luật về chiều dài của con lắc đơn.

“Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ , tại cùng một nơi ,không phụ thuộc vào khối lượng mà tỉ lệ với căn bậc hai của độ dài của con lắc, theo công thức:

T = a√l, với a = √k, trong đó a là hệ số góc của đường biểu diễn T² = f(l).

b. Công thức lý thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn dao động với biện độ (gốc lệch) nhỏ:

Công thức lý thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn dao động

đã được nghiệm đúng, với tỉ số: 2π/√g = a ≈ 1,98

Từ đó tính được tốc độ trong trường tại nơi làm thí nghiệm:

g = 4π²/a² = 10 (m/s2)

4. Xác định công thức về chu kỳ dao động của con lắc đơn

- Từ các kết quả thực nghiệm suy ra: Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ không phụ thưộc vào khối lượng con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài l con của lắc đơn và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm cho ta giá trị:

a = 1/√l . T

- Dùng con lắc dài hay ngắn sẽ cho kết quả chính xác hơn khi xác định gia tốc rơi tự do g tại nơi làm thí nghiệm?

Trả lời:

Dùng con lắc dài để xác định gia tốc trọng trường g cho kết quả chính xác hơn khi dùng con lắc ngắn vì sai số tỉ đối

sai số tỉ đối

Kiến thức cần ghi nhớ: Qua nội dung bài thực hành Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn thuộc Bài 6 SGK Vật lí 12, các em cần nắm bắt nôi dung sau đây:

– Nắm thật vững các kiến thức về dao động cơ

– Hiểu phương án thí nghiệm và xác định chu kì của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng

– Sau đó tính gia tốc từ trường từ kết quả thí nghiệm với con lắc đơn.

Trên đây là nội dung Báo cáo Thực hành khảo sát thực nghiệm con lắc đơn chương 1 vật lí 12, mong rằng tài liệu này sẽ giúp các em hoàn thiện bài báo cáo thật tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM