Viết bài viết số 7 lớp 8 là một bài học nhằm gợi ý cách làm một số đề bài tham khảo trong sách giáo khoa trang 128, bài viết tập làm văn số 7 lớp 8 lần này là đề tài văn nghị luận làm tại lớp. Dưới đây Đọc tài liệu xin gửi tới các em dàn ý tham khảo 3 đề văn trong sách như sau:
Dàn ý viết tập làm văn số 7 lớp 8 đề 1
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Hãy nêu lên những suy nghĩ của em về câu nói sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ... "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Dàn ý chi tiết tham khảo:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)
- Trích lại lời căn dặn của Bác.
* Thân bài:
- Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)
- Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
- Tuổi trẻ là mầm non của đất nước
- Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
- Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
- Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….
- Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…
* Kết bài:
- Khẳng định vấn đề nghị luận
- Nêu nhận thức, hành động bản thân
Văn mẫu 8: Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước
Dàn ý viết tập làm văn số 7 lớp 8 đề 2
Đề 2: Văn học và tình thương.
Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Dàn bài tham khảo:
* Mở bài:
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
* Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
- Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
- Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
- Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được.
- Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
- Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c) Tình nhân ái giữa con người với con người:
- Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.
- Dẫn chứng: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...
* Kết bài: Tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.
Văn mẫu tham khảo: Nghị luận về văn học và tình thương
Dàn ý Viết bài tập làm văn số 7 lớp 8 chi tiết các đề
Dàn ý viết tập làm văn số 7 lớp 8 đề 3
Đề 3: Hãy nói "không" với các tệ nạn.
Dàn ý tham khảo:
* Mở bài:
- Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.
- Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc...) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.
* Thân bài:
- Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,... Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:
+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi...
+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).
+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.
- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:
+ Về vật chất.
+ Về thời gian.
+ Về sức khỏe.
+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.
(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội... Dẫn chứng, phân tích).
- Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?
+ Cá nhân: trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh...
+ Gia đình: vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn...
- Xã hội: ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh...
* Kết bài:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.
- Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.
Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
Trên đây là dàn ý tập làm văn lớp 8 viết bài viết số 7 - Ngữ văn 8 tập 2 do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với một số dàn ý trên các em sẽ có cho mình một bài văn nghị luận làm tại lớp thật tốt nhé!