Soạn bài Thuế máu

Xuất bản: 24/07/2019 - Cập nhật: 23/03/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Thuế máu ngắn gọn và trả lời câu hỏi bài tập phần đọc hiểu và luyện tập trang 91, 92 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thuế máu chi tiết giúp người đọc thấy được bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Qua bài soạn, các em cũng cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc.

Qua những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Thuế máu

Tóm tắt tác phẩm - Soạn bài thuế máu

Phần 1. Chiến tranh và người bản xứ

Trước 1914, chúng coi họ là những tên da đen bẩn thỉu. Chiến tranh nổ ra, họ trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả một cái giá quá đắt, cả những người ra trận và hậu phương phải bỏ mạng vô kể.

Phần 2. Chế độ lính tình nguyện

Chúng gọi chế độ bắt lính của chúng là chế độ lính tình nguyện nhưng lại dùng đủ mọi mánh khóe, chiêu trò để người dân đi lính, thậm chí bắt trói, đánh đập. Những người bị bắt, tìm đủ mọi cách để trốn.

Phần 3. Kết quả của sự hi sinh

Khi chiến tranh kết thúc, cả người da đen lẫn chúng ta trở lại “giống người bẩn thỉu”. Bọn chúng lột hết của cải của họ, đánh đập, hành hạ một cách dã man trong khi thương binh người Pháp được đối đãi tử tế.

Soạn bài Thuế máu
chi tiết

Dưới đây là gợi ý trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản trang 91, 92 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2.

1 - Trang 91 SGK

Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.

Trả lời

- Văn bản được đặt cùng tên với tên chương là Thuế máu một cách hình tượng có sức gợi cảm nhằm:

▪ Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng "Thuế máu"

▪ Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

▪ Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.

- Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất "hút máu" của bọn thực dân:

▪ Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.

▪ Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.

▪ Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.

=> Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.

2 - Trang 91 SGK

So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?

Trả lời

- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.

▪ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.

▪ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành " con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.

- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

▪ Trả giá đắt cho cái vinh dự "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".

▪ Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.

▪ Bỏ xác ở những miền hoang vu.

▪ Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .

▪ Tám vạn người chết.

▪ Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.

=> Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.

Để hiểu rõ hơn các em có thể xem thêm: Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh

3 - Trang 91 SGK

Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?

Trả lời

- Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

▪ Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.

▪ Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm - tham nhũng.

▪ Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.

▪ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ " tình nguyện" đi lính.

=> Bọn thực dân với những thủ đoạn tàn ác, lừa gạt, sự bịp bợm đến trơ trẽn của toàn quyền Đông Dương.

- Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:

▪ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

▪ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.

=> Thân phận hẩm hiu, số phận cùng cực của người dân thuộc địa.

4 - Trang 92 SGK

Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ?

Trả lời

Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.

▪ Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.

▪ Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

▪ Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó

5 - Trang 92 SGK

Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.

Trả lời

- Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:

▪ Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

▪ Các chương tập trung tố cáo tội ác của việc bắt lính phục vị chiến tranh, tố cáo sự lừa bịp trơ trẽn, dã man của bọn thống trị.

▪ Làm nổi bật sự mâu thuẫn, dối trá của bọn thực dân giữa lời nói và việc làm.

▪ Thảm cảnh chết oan thê thảm của người dân "bản xứ".

- Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:

▪ Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

▪ Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.

▪ Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

▪ Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

=> Nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc ngắn gọn, xúc tích, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về cách nói. Văn chính luận mà hàm chứa tình cảm, giàu hình ảnh.

6 - Trang 92 SGK

Nhận xét về yếu tố biếu cảm trong đoạn trích được học.

Trả lời

- Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:

▪ "chiến tranh tươi vui"

▪ "Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi"

▪ "Những miền hoang vu mộng mơ"

▪ "quan phụ mẫu nhân hậu"

- Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.

=> Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.

Soạn bài Thuế máu ngắn nhất

Câu 1

Nhận xét về cách đặt tên chương, tên phần trong văn bản:

- Cách đặt tên chương “Thuế máu”:

▪ Thứ thuế bóc lột xương máu, tính mạng con người

▪ Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa và tội ác man rợ của thực dân Pháp.

▪ Cho thấy sự phẫn nộ của tác giả đối với bọn thực dân, niềm thương xót với nhân dân thuộc địa.

▪ Tạo ấn tượng mạnh và sự tò mò cho độc giả.

- Cách đặt tên chương: Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.

Câu 2

- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh:

▪ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên da đen, những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.

▪ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành "con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé, được trao cho những danh xưng cao quý.

- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả: Trả giá đắt

▪ Đột ngột xa lìa vợ con, quê hương.

▪ Bỏ mạng, phơi thây trên bãi chiến trường châu Âu: Lấy máu tưới vòng nguyệt quế, lấy xương chạm nên những chiếc gậy của ngài chống chế...

▪ Hậu phương kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm

▪ Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, tám vạn người không thể trở về.

Câu 3

- Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

▪ Tiến hành các cuộc vây bắt lớn người dân đi lính

▪ Lợi dụng việc bắt lính để tham nhũng, vòi vĩnh

▪ Đánh đập dã man nếu người dân chống đối

▪ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ "tình nguyện" đi lính.

- Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:

▪ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

▪ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.

Câu 4

- Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

▪ Những lời tình tứ của những nhà cầm quyền bỗng dưng im bặt

▪ Họ trở về là “giống người bẩn thỉu” như trước chiến tranh

▪ Họ bị lột hết của cải, bị ngược đãi, đánh đập dã man

▪ Họ phải hi sinh vô nghĩa bởi một chế độ không biết đến chính nghĩa và công lí.

⇒ Chính quyền thực dân đã đối xử với họ vô cùng bất công, tàn nhẫn, dã man.

Câu 5

Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:

▪ Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

=> Phơi bày được toàn bộ tội ác cũng như sự trơ trẽn, lật lọng của chính quyền thực dân và khắc họa được nỗi đau của nhân dân ta.

- Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:

▪ Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

▪ Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.

▪ Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

▪ Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác.

Câu 6

- Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích

▪ Cách đặt tên chương, tên phần

▪ Hình ảnh mang tính biểu tượng cao “những miền hoang vu mộng mơ”, “lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế”...

▪ Giọng diệu khi châm biếm sâu cay, khi đồng cảm, xót thương.

Ghi nhớ

Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2) có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.

Kiến thức bổ sung về tác giả, tác phẩm

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật) sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản và hoàn thiện nội dung Soạn bài Thuế máu của mình. Dưới đây là các thông tin bổ trợ do Đọc tài liệu tổng hợp cho các em học sinh tham khảo

1. Tác giả

- Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

  >>> Chi tiết về tác giả Hồ Chí Minh xem tại bài Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Với tư liệu phong phú, chính xác, với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác phẩm đã tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Tác phẩm cũng nói lên tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới, từ đó bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập. Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Đoạn trích trên đây nằm trong chương 1 (Thuế máu) của Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Ý nghĩa văn bản:

  • Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn ác của chế độ thực dân đối với người dân các nước thuộc địa.
  • Số phận đau thương của người dân thuộc địa bị đẩy đi làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

→ Văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân, dẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
  • Thể hiện giọng điệu danh thép.
  • Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.

Xem thêm các bài soạn khác:

     Trên đây là nội dung tài liệu hướng dẫn soạn bài Thuế máu nằm trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 8 đã được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh tham khảo. Để học tốt hơn, các em nên tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Hy vọng với tài liệu soạn văn lớp 8 do Đọc tài liệu biên soạn đồng hành cùng các em đạt kết quả cao trong học tập.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM