Bài luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 08/07/2020

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Vào phủ chúa Trịnh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

So sánh Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.

Trả lời bài luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Vào phủ chúa Trịnh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Điểm chung của đa số các tuỳ bút là giá trị hiện thực và thái độ của nhà văn trước hiện thực ấy.

– Tuy nhiên mỗi tuỳ bút lại có sự khác nhau trong cách bộc lộ thái độ của nhà văn trước hiện thực (trực tiếp hay gián tiếp, rõ ràng hay kín đáo,…); khác nhau trong việc lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, cũng như cách thể hiện nghệ thuật.

– Có thể tự làm rõ những điều này khi so sánh Thượng kinh kí sự với Vũ trung tuy bút của Phạm Đình Hổ (một tác phẩm cùng thời) hoặc với Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (một tác phẩm kí thời hiện đại).

Cách trình bày 2

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

– Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

– Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

Cách trình bày 3

- Điểm chung của đa số các tuỳ bút là giá trị hiện thực và thái độ của nhà văn trước hiện thực ấy.

- Tuy nhiên mỗi tuỳ bút lại có sự khác nhau trong cách bộc lộ thái độ của nhà văn trước hiện thực (trực tiếp hay gián tiếp, rõ ràng hay kín đáo,...); khác nhau trong việc lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, cũng như cách thể hiện nghệ thuật.

- Có thể tự làm rõ những điều này khi so sánh Thượng kinh kí sự với Vũ trung tuy bút của Phạm Đình Hổ (một tác phẩm cùng thời) hoặc với Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (một tác phẩm kí thời hiện đại)

Cách trình bày 4

- Điểm chung: kể về người thật, việc thật, đề cao giá trị hiện thực và thái độ của nhà văn trước hiện thực ấy.

- Điểm riêng: Tuy nhiên mỗi tuỳ bút lại có sự khác nhau trong cách bộc lộ thái độ của nhà văn trước hiện thực (trực tiếp hay gián tiếp, rõ ràng hay kín đáo,...); khác nhau trong việc lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, cũng như cách thể hiện nghệ thuật.

- So sánh Thượng kinh kí sự với Vũ trung tuy bút của Phạm Đình Hổ (một tác phẩm cùng thời) hoặc với Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (một tác phẩm kí thời hiện đại).

Cách trình bày 5

Phương diện so sánh

Vào phủ chúa Trịnh

Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Thể loại

Kí sự

Tùy bút

Nội dung

Nhân việc được triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, ghi lại quang cảnh và cuộc sống cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ.

Kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm: đi chơi ngắm cảnh đẹp, ngự ở các li cung, xây dựng núi non, chậu hoa cảnh, vơ vét, chiếm đoạt của cải, tiền bạc của nhân dân với những tệ nạn, nhũng nhiễu của bọn hoạn quan một cách thô bạo, trắng trợn.

Thái độ của tác giả

Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, tỏ ý phê phán cuộc sống nơi phủ chúa và những con người ở đấy. Đặc biệt là chúa Trịnh Sâm, thế tử Trịnh Cán và quan lại quyền quý.

Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, tỏ ý phê phán cuộc sống nơi phủ chúa và những con người ở đấy. Đặc biệt là chúa Trịnh Sâm, thế tử Trịnh Cán và quan lại quyền quý.

Đặc sắc nghệ thuật

Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, chọn được những chi tiết sắc sảo, có ý nghĩa sâu sắc. Cảm xúc, suy nghĩ bộc lộ một cách kín đáo, gián tiếp.

Sự việc, cảnh vật, chi tiết con người được miêu tả tỉ mỉ, sinh động, sắc sảo, nhà văn vừa kể, tả vừa bộc lộ cảm xúc, suy nghĩa nhiều hơn, thậm chí có thể nói trực tiếp những suy nghĩ của mình về "triệt bất tường" của một chế độ đang đi đến chỗ suy tàn.

-/-

Bài luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Vào phủ chúa Trịnh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM