Bài luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 27/07/2020

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

Trả lời bài luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Lẽ ghét thương tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của đoạn trích là câu:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Yêu và ghét là hai tình cám có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bới thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyền Đình Chiểu vậy.

Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức mà không hề khô khan, cứng nhắc, trái lại vẫn giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Những cảm xúc sâu sắc và nồng đượm đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ một trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết.

Cách trình bày 2

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la.

Cách trình bày 3

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tướng và tình cảm của cả đoạn trích là câu:

"Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"

Yêu và ghét là hai tình cám có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bới thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyền Đình Chiểu vậy.

Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức mà không hề khô khan, cứng nhắc, trái lại vẫn giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Những cảm xúc sâu sắc và nồng đượm đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ một trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết.

Cách trình bày 4

Theo tôi, câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".

Đoạn văn cảm nhận về câu thơ:

Tác giả đã đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán. Chứng kiến cảnh tượng dân lầm than, đói khổ trong khi vua chúa, quan lại ăn chơi tráng tác, sa hoa lãng phí thì phàm là những người yêu nước thương dân không ai có thể ngồi yên được. Càng thương dân bao nhiêu thì nỗi căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu. Cũng như thế, những con người đức hạnh, thương dân càng được nể trọng, yêu quý bao nhiêu thì những kẻ tầm phào, dốt nát, sĩ diện lại càng bị ghét bỏ, ruồng rẫy bấy nhiêu. Trái tim con người có những cung bậc cảm xúc rất đa dạng, phức tạp cho nên hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Tham khảo: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

-/-

Bài luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Lẽ ghét thương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM