Bài luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 23/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Trả lời bài luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cách trình bày 1

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

+ Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề - thực - luận - kết

+ Luật lệ bằng trắc:

  • Các tiếng nhất (1) - tam (3) - ngũ (5) bất luận
  • Các tiếng nhị (2) - tứ (4) lục (6) phân minh

+ Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Cách trình bày 2

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng,

- Như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng. Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : “lưu – tù – châu – thù – đâu”.

Cách trình bày 3

- Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.

Cách trình bày 4

  • Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
  • Về số câu, bài thơ gồm 8 câu, chia thành 4 cặp: đề - thực – luận – kết
  • Mỗi câu 7 chữ (thất ngôn bát cú)
  • Chữ thứ hai của câu 1 là chữ "là" thuộc thanh bằng, như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng.
  • Chữ "lưu" ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng :"lưu – tù – châu – thù – đâu"

---------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài luyện tập trang 148 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM