Bài luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 134 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc đoạn thơ sau đây trong Truỵên Kiều (từ câu 107 đến câu 110) và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí:

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Gợi ý: Tìm hiểu xem đoạn thơ này viết về nhân vật nào, lời nói trên là của ai. Từ đó, tìm ra đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông.

Gợi ý trả lời bài luyện tập trang 134 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Là lời của Thúy Kiều nói về nhân vật Đạm Tiên. Khi thấy chị sụt sùi trước mộ của Đạm Tiên, Thúy Vân đã nói:

Vân rằng: “Chị cũng nực cười”

Khéo dư nước mắt khóc người đời xa.

Nghe xong câu này, Thúy Kiều đã nói những câu trên để đáp lời Thúy Vân. Tuy nhiên trong Truyện Kiều có rất nhiều đoạn đối thoại bắt đầu bằng từ “rằng” như ở đoạn thơ này. Trong trường hợp ấy, người ta cũng có thể hiểu đó là lời của tác giả (Nguyễn Du). Căn cứ vào nội dung của đoạn thơ, có thể thấy đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông là hình ảnh những con người tài hoa mà bạc mệnh.

Cách trình bày 2

– Đoạn trích trong truyện Kiều – Nguyễn Du là lời của nhân vật Thúy Kiều khóc thương nhân vật Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

– Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh, thể hiện niềm thương cảm cho những kiếp người mỏng manh, nhỏ bé.

Cách trình bày 3

- Đây là lời của Thúy Kiều nói về nhân vận Đạm Tiên. Khi thấy chị sụt sùi trước mộ của Đạm Tiên, Thúy Vân đã nói:

   Vân rằng: “Chị cũng nực cười”

   Khéo dư nước mắt khóc người đời xa.

Nghe xong câu này, Thúy Kiều đã nói những câu trên để đáp lời Thúy Vân. Tuy nhiên trong Truyện Kiều có rất nhiều đoạn đối thoại bắt đầu bằng từ “rằng” như ở đoạn thơ này. Trong trường hợp ấy, người ta cũng có thể hiểu đó là lời của tác giả (Nguyễn Du).

- Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

+ Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

+ Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

- Điểm tương đồng:

+ Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

+ Họ đều là những người phụ nữ đẹp nhưng mệnh yểu.

Cách trình bày 4

Đoạn thơ trên là lời của Thúy Kiều một cô gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Thúy Kiều nói về kiếp “ hồng nhan” “ bạc mệnh” để từ đó Nguyễn Du cất lên tiếng nói quan niệm của mình về cái tài cái mệnh của con người trong xã hội. Khi viết Truyện Kiều ông cũng đã từng nói: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Ông cho rằng cái tài năng của con người luôn khiến trời đất ghen ghét mà thế nên có cuộc đời bất hạnh. Đó cũng chính là quan niệm mà ông nhắc tới trong bài Đọc Tiểu Thanh kí.  Hai câu thơ:” Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.” Cũng chính là sự đồng cảm của nàng Kiều hay chính là sự cảm thương của Nguyễ Du. Ca hai đều là tiếng khóc thương của nguười đời sau như Thúy Kiều, Nguyễn Du cho người trước. Từ đó làm nên đề tài của Nguyễn Du trong mỗi tác phẩm đó chính là giá trị nhân đạo trân trọng cái đẹp, swuh tài hoa của người phụ nữ nói riêng và những con người tài hoa bạc miệng nói chung

Tham khảo: Cảm nhận bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 134  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM