Bài luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Nêu cảm nhận chung của anh (chi) về cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Gợi ý trả lời bài luyện tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a. Mở bài: giới thiệu vầ tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm Nhàn.

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

– Phân tích bài thơ:

1. Hai dòng thơ đề: Cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê dân dã.

– Liệt kê: mai, cuốc, cần => cuộc sống lao động giản dị.

– Điệp từ: một (3 lần)=> tư thế sẵn sàng lao động

=> hình ảnh người nông dân gắn với những công cụ lao động giản dị, quen thuộc.

– “thơ thẩn” gợi ra trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung, thanh thản không vướng bận ưu tư, phiền muộn, danh lợi.

=> Cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn: ung dung, thanh thản gắn liền với những công cụ lao động quen thuộc, giản dị.

– Quan niệm nhàn: ung dung, tự tại, bình dị.

2. Hai dòng thơ thực: quan niệm về dại khôn của nhà thơ.

– “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.

+ “Tìm nơi vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái an nhàn .

+ “Chốn lao xao”: là nơi quan trường, chốn vụ lợi giành giật lẫn nhau.

– Tự nhận mình dại, cho người khôn =>Cách nói ngược, hàm ý pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông khôn mà dại, dại mà khôn.

+ Biện pháp nói ngược: ta dại và người khôn.

+ Biện pháp ẩn dụ: lối sống gán bó với thiên nhiên, lối sông thanh bạch.

=> Bộc lộ thái độ, phương châm sống của mình pha chút mỉa mai người khác.

=> Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

3. Hai dòng thơ luận: Cuộc sống sinh hoạt nơi thôn dã vô cùng bình dị và thanh cao.

– Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá=>Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không cơ cực.

– Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao =>thú vui tao nhã, thanh bần.

=> Cuộc sống thôn quê chất phác, đạm bạc nhưng thanh cao.

4. Hai dòng thơ cuối: chân lý về cuộc sống.

– Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, ảo mộng.

– Thái độ coi thường, phú quý, danh lợi.

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

=> Bài học về quan niệm sống, lẽ sống: Con người nên sống thanh thản, yêu thương nhau, trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp bình dị, nhân cách thanh cao đồng thời phê phán lối sống xa xỉ, chạy theo vật chất, danh lợi cá nhân.

c. Kết bài: Bài thơ thể hiện được quan niệm “nhàn” của nhà thơ và tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Cách trình bày 1

“Nhàn” là một chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn theo quan niệm của nhà thơ là sống thuận lợi theo lẽ tự nhiên, không màng danh lợi. Bài thơ này là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân. Nó cũng đồng thời thể hiện một quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ.

Bài thơ mở đầu bằng những ngôn từ thật vô cùng giản dị:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Đó là cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của cụ Trạng. Nó thuần hậu và thanh khiết biết bao. Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ của cái thời “nước giếng đào, cơm cày ruộng”. Cuộc sống tự cung tự cấp mà vẫn ung dung ngông ngạo trước thói đời. Hai câu đầu còn là cái tâm thế nhàn tản, thong dong. Nhịp câu thơ nghe như nhân vật trữ tình đang nhẹ nhàng đếm bước: một… một… một…

Đến hai câu luận nhà thơ lại tiếp tục nhấn thêm một chút tình điệu thôn quê nữa để người đọc cảm nhận thực sự được cái vui của “cuộc sống nhàn”:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Vẫn là những ngôn từ giản dị, vẫn là những hình ảnh nghệ thuật dân dã, đời thường, vậy mà hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm “sang trọng” biết bao. Nó chăng những không gợi ra vẻ gì khắc khổ mà còn toát lên toàn bộ vẻ thanh cao. Thanh cao trong cách ăn uống sinh hoạt và cả trong cái niềm thích thú khi được hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên.

Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế, rất giản dị, rất tự nhiên mà vẫn thanh cao và thú vị vô cùng.

Nếu chỉ đọc bốn câu thơ miêu tả về cuộc sống, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một bậc danh nho đang muốn lánh đời. Thế nhưng trở về với hai câu thực, chúng ta sẽ hiểu hơn cái quan niệm “lánh đời” của nhà thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Vậy ra, Tuyết Giang phu tử về với thiên nhiên là để thoát ra khỏi vòng danh lợi, thoát ra khỏi chốn nhiễu nhương đầy những ganh tị, bon chen. Hai câu thơ diễn ý bằng nói ngược. Vì thế nó tạo cho người đọc một liên tưởng thật hóm hỉnh, sâu cay. Câu thơ đúng là trí tuệ sắc sảo của một bậc đại quan – trí tuệ để nhận ra cái khôn và cái dại thật sự ở đời.

Hai câu thơ kết khép lại bằng một phong thái ung dung tự tại:

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Hai câu thơ chẳng biết đang vẽ cảnh đời hay tiên cảnh. Ở đó nhân vật trữ tình cũng không biết đang tình hay mơ. Tất cả cứ hòa cùng làm một dưới cái nhãn quan tỏ tường và thông tuệ của nhà thơ.

Cách trình bày 2

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Nghệ thuật đối lập: ta đối lập với người, khôn đối lập với dại, vắng vẻ đối lập với lao xao.

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

=> Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Tham khảo thêm

: Cảm nhận bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM