Bài luyện tập trang 107 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 29/05/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 107 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luật thơ

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 107 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luật thơ chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bày tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau:

a)

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,

Khôi Cam Tuyền mờ mịt thức mây,

Chín lần gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…

(Đoàn Thi Điểm (?), Chính phụ ngâm)

b)

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cánh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời bài luyện tập trang 107 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luật thơ lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 107 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a) Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mở mịt thức mây.

– Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt - mịt

– Ngắt nhịp: Nhịp 3 – 4.

Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằng:

Trống Tràng thành (B)

Khói Cam Tuyền (B)

b) Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

– Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.

– Ngắt nhịp: Nhịp 4 – 3

Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo / nỗi nước là

– Hài thanh: Theo mô hình sau:

Dòng 1: T – B – T

Dòng 2: B – T – B

Dòng 3: B – T – B

Dòng 4: T – B – T

→ Tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6.

Cách trả lời 2

a) Trong bài Chinh phụ ngâm

– Xét hai câu thơ bảy tiếng:

– Gieo vần lưng, vần trắc (nguyệt- mịt)

– Nhịp 3/4

– Hài thanh: Tiếng thứ 3 mỗi dòng thanh bằng (Thành – Tuyền)

b, Trong bài Cảnh khuya

– Gieo vần chân, vần cách (hoa – nhà)

– Nhịp 4/3

– Hoài thanh: theo mô hình sau

1234567
Dòng 1TBT
Dòng 2BTB
Dòng 3BTB
Dòng 4TBT

Cách trả lời 3

a.

Trống tráng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)

b.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Nhận xét:

-   Về cách gieo vần:

+ 2 câu thơ thất ngôn (a): tiếng thứ 6 của dòng đầu hiệp vần với tiết thứ 5 của dòng sau.

+ Bài thơ thất ngôn bát cú tứ tuyệt Đường luật (b): gieo vần chân (xem các chữ in đậm)

-   Về cách ngắt nhịp:

a.

Trống tràng thành / lung bay bóng nguyệt (3 - 4)

Khói Cam Tuyền /mờ mịt thứ mây (3-4)

b.

Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa (3 - 4)

Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa (4-3)

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ (4-3)

Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà (2-2-3)

- Về hài thanh:

a.

Trống tràng thành Hung bay bóng nguyệt

T B B B B T Tv

Khói Cam Tuyền / mờ mịt thứ mây

T B B B Tv T B

b. 

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

T T B B T T Bv

Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa

B B T T T B Bv

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ

T B B T B B T

Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà

B T B B T T Bv

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 107 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Luật thơ tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM