Soạn bài Đi bộ ngao du

Xuất bản: 24/07/2019 - Cập nhật: 15/03/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Đi bộ ngao du của Ru-xô giúp em hiểu và nắm vững kiến thức qua các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập trang 98 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Đi bộ ngao du (Ru-xô) được biên soạn chi tiết với nội dung tóm tắt kiến thức về tác giả, tác phẩm và gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu để hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Đi bộ ngao du hình 1

Soạn bài Đi bộ ngao du tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.

- Nhà nghèo mồi côi mẹ từ nhỏ, cha là thợ đồng hồ, chỉ được đi học từ lúc 12 tuổi đến 14 tuổi.

- Đi học nghề thợ chạm, bị chủ chửi mắng đánh đập, bị đuổi, phải làm nhiều nghề kiếm ăn như đầy tớ, gia sư, âm nhạc... trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng.

- Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, E-min hay Về giáo dục, nhiều bài luận về khoa học, nghệ thuật, về sự bất bình đẳng,...

- Các tác phẩm của ông đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội.

2. Tác phẩm

Ê-min hay Về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân.

- Trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762), bàn về chuyện giáo dục một em bé - ông đặt cho cái tên là E-min - từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn.

- Bố cục: chia làm 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu ... nghỉ ngơi) : Đi bộ ngao du thì được hoàn toàn tự do.

+ Phần 2 (tiếp ... tốt hơn) : Đi bộ ngao du có dịp trau dồi vốn kiến thức.

+ Phần 3 (còn lại) : Đi bộ ngao du có lợi cho sức khoẻ và tinh thần.

- Nghệ thuật:

+ Dẫn chứng tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.

+ Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.

+ Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí gắn kết nội dung mang tính khái quát kiến thức mang tính trải nghiệm của bản thân người viết, làm cho luận điểm thêm thuyết phục.

Soạn bài Đi bộ ngao du chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc - hiểu soạn bài Đi bộ ngao du trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 2.

Câu 1 - Trang 101 SGK.

Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru - xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

Trả lời câu 1 Soạn bài Đi bộ ngao du

Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ là:

▪ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.

▪ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.

▪ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.

Từ những luận điểm chính các em có thể tự viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản. Đọc tài liệu đã tổng hợp lại một số mẫu đoạn văn Tóm tắt bài đi bộ ngao du để giúp các em tham khảo.

Câu 2 - Trang 101 SGK

Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời câu 2 Soạn bài Đi bộ ngao du

Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả: khao khát tự do.

▪ Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh cho tự do.

▪ Do hoàn cảnh từ nhỏ Ru- xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức.

▪ Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở và cuộc sống.

=> Chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi vốn hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau về chủ đề tự do.

Câu 3 - Trang 101 SGK

Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.

Trả lời câu 3 Soạn bài Đi bộ ngao du

Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.

- Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.

- Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.

=> Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.

Câu 4 - Trang 101 SGK

Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru - xô?

Trả lời câu 4 Soạn bài đi bộ ngao du

Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô:

- Quý trọng tự do, yêu thiên nhiên.

- Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên

- Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Với nội dung soạn bài trên đây và dàn ý phân tích bài Đi bộ ngao du sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô

Soạn bài Đi bộ ngao du ngắn nhất

Câu 1

Ba luận điểm chính mà tác giả đã trình bày:

- Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

- Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.

- Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2

Trình độ sắp xếp các luận điểm trên là hợp lí. Vì: Có thể đảo các luân điểm tương ứng với các lợi ích tùy quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, hệ thống luận điểm của bài này phù hợp với suy nghĩ, cuộc đời, quan điểm của Ru-xô hiểu tri thức

Câu 3

Các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” chứng tỏ thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi lập luận:

- Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình khiến bài viết tăng sự chân thành, thuyết phục hơn.

- “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.

Câu 4

Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô

▪ Quý trọng tự do, yêu thiên nhiên.

▪ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên

▪ Ông biết cân bằng, coi trọng cả vật chất và đời sống tinh thần.

Ghi nhớ Soạn bài Đi bộ ngao du

Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Xem thêm các bài soạn khác:

     Trên đây là nội dung tài liệu hướng dẫn soạn văn 8 bài Đi bộ ngao du nằm trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 8 được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh tham khảo. Để học tốt hơn, các em nên tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM