Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 8 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô–mê–ô và Giu–li–ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.
Trả lời bài 8 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 8 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
– Tình yêu của Rô – mê – ô và Giu – li – ét diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. Tính chất hận thù của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Rô-mê – ô ba lần và Giu – li – ét năm lần.
– Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở Giu – li – et nhiều hơn, nhưng thái độ của Rô – mê – ô thì quyết liệt hơn, vì tình yêu chàng sẵn sàng từ bỏ cả dòng học của mình để đến với Giu – li – et.
– Cả hai đều ý thức được sự hận thù nhưng tình yêu của họ không hề xung đột với sự hận thù mà họ cùng muốn vượt qua tất cả, vượt qua sự hận thù để đến với nhau.
Cách trình bày 2
Tình yêu của Romeo- Giuliet diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thù truyền kiếp
– Nỗi ám ảnh xuất hiện nhiều trong suy nghĩ Giuliet, khiến nàng băn khoăn lo cho người yêu
– Thái độ của Rô-mê-ô ngày càng quyết liệt hơn, sẵn sàng từ bỏ dòng họ để tới với tình yêu
– Cả hai đều ý thức được sự thù hận, song tình yêu của họ vượt lên trên hận thù của dòng họ
Cách trình bày 3
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-ét năm lần ("Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"; "nơi tử địa"; "họ mà bắt gặp anh..."; "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây"... ) và trong lời thoại của Rô-mê-ô ba lần ("Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...").
Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Điều đó cho thấy nỗi lo kèm theo sự ái ngại về hoàn cảnh của Giu-li-ét. Song Giu-li-ét không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả người mình yêu.
Thái độ của Rô-mê-ô đối với hận thù giữa hai dòng họ quyết liệt hơn. Chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình, thể hiện sự dũng cảm để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là sợ không có được, không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự hận thù ("ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu").
Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ý thức được sự thù hận đó, song nỗi lo chung của hai người là lo họ không được yêu nhau, họ không có được tình yêu của nhau. Chính vì thế, cả hai đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà chỉ để hướng tới vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Sự thù hận của hai dòng họ tuy là cái nền nhưng tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét không xung đột với hận thù ấy. Đây là sự khẳng định quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.
>>Tham khảo: Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận
-/-
Bài 8 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.