Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 8 trang 120 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, Soạn bài Quan Âm Thị Kính chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ không?
Trả lời bài 8 trang 120 SGK văn 7 tập 2
- Qua cử chỉ, ngôn ngữ, có thể thấy, tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:
- Lưu luyến, đau khổ khi phải xa chồng, phải chịu oan ức.
- Ngậm ngùi, xót xa cho thân phận hẩm hiu, số phận bất hạnh của mình.
- Việc Thị Kính “trá hình nam tử bước đi tu hành” để giải thoát đau khổ có 2 ý nghĩa gần như là đối lập nhau:
- Phải tiếp tục sống ở đời mới mong có thể tỏ rõ được con người đoan chính => ý nghĩa tích cực.
- Cho rằng số kiếp mình khổ nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt => ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Đây hoàn toàn không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh, chỉ biết cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Có thể nói, Thị Kính có đấu tranh nhưng sự đấu tranh của nàng chỉ dừng lại ở những lời than trách số phận và ước muốn “nhật nguyệt sáng soi” mà thôi.
-------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 8 trang 120 SGK ngữ văn 7 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Quan Âm Thị Kính trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.