Bài 7 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 05/10/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 7 trang 202 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?

Trả lời bài 7 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Giống nhau: Văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới đều có cốt truyện, nhân vật, sự kiện.

- Khác nhau

  • Ở các lớp dưới, tự sự chỉ đơn giản là kể lại một câu chuyện nào đó với việc sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian tuyến tính
  • Còn tự sự ở lớp 9 thì yêu cầu cao hơn, cần phải có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt khác là biểu cảm, miêu tả, nghị luận; các sự việc cũng không nhất thiết phải sắp xếp theo trình tự thời gian tuyến tính mà có thể đảo lộn (kể về hiện tại trước xong mới quay lại kể vè quá khứ)

Cách trình bày 2

Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới:

* Giống: Đều vẫn lấy tự sự (kể chuyện) là phương thức biểu đạt chính, làm nên thành phần cơ bản của văn bản tự sự.

* Khác: Chương trình Ngữ văn 9 giới thiệu các thành phần khác trong văn bản tự sự như miêu tả (tả cảnh, tả nội tâm), nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện. Các thành phần này bổ sung cho nhau và bổ sung cho thành phần tự sự, làm cho tác phẩm hấp dẫn, sinh động.

Cách trình bày 3

Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới :

- Giống : Đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.

- Khác :

+ Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.

+ Văn tự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.

+ Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả (cả miêu tả nội tâm).

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 7 trang 202 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em sách giáo khoa và soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM