Bài 7 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 16/09/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 7 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).

Trả lời bài 7 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 7 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Hình tượng nhân vật Bê – li – cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê – khốp:

* Chân dung:

– Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.

– Trang phục: luôn mặc áo màu đen, đi giầy cao su, mặc áo bông chần, đeo kính râm.

– Đồ dùng: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì… đều được để trong bao.

=> Chân dung kì quái, lập dị, được che chắn, bao bọc trong hình thức một cái bao, không dám đối mặt với thực tế, “trốn tránh cuộc sống thực”.

* Tính cách Bê – li – cốp:

– Nhút nhát, ngại giao tiếp “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài”.

– Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào.

– Trốn tránh hiện tại, ca ngợi quá khứ – ngợi ca tiếng Hi Lạp cổ.

– Bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn.

– Luôn cô độc, lo lắng sợ hãi.

+ Ở nhà luôn đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm đầu kín mít.

+ Câu nói cửa miệng: “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.

→ Là một người cô độc, lạc lõng, sợ hãi, thích sống dập khuôn như một cái máy vô hồn và luôn thỏa mãn, hài lòng với cuộc sống của mình.

– Lối sống của Bê – li – cốp dã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của mọi người: mọi người đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ…, cả thành phố sợ hắn.

=> Bê – li – cốp đại diện cho những chỉ thị, thông tư, điển hình cho một kiếp người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Cách trả lời 2

- Bê-li-cốp là "người trong bao" cả trong sinh hoạt và trong tư tưởng.

+ Trong sinh hoạt: Bê-li-cốp mang ô, kính râm, áo bành tô dựng cổ lên, đi ủng cả khi trời đẹp. Buồng ngủ của Bê-li-cốp chật như cái hộp, cửa đóng kín mít, khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu,... Đồ dùng của hắn như: chiếc đồng hồ quả quýt, chiếc dao con,... tất cả đều để trong bao.

+ Trong tư tưởng: Bê-li-cốp chỉ làm theo chỉ thị, mệnh lệnh. Hắn không làm gì để phải động chạm đến ai. Hắn luôn thoả mãn, luôn hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình.

- Những "cái bao" chụp lên mọi hành động và suy nghĩ của Bê-li-cốp cho thấy hắn là một con người nhỏ bé, yếu đuối và thảm hại. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chìm trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối. Bê-li-cốp không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời. Đó thực là một kẻ hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó.

- Điều đáng lo sợ là lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống như một thứ dịch hạch. Ngay cả khi Bê-li-cốp chết, tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cả dân thành phố, không tài nào thoát ra được. Chính bởi thế mà, thực chất hình tượng Bê-li-cốp không phải là một hiện tượng cá biệt. Toàn bộ hình ảnh con người và tính cách của y là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Cách trả lời 3

a) Ngoại hình và thói quen sinh hoạt

Ngoại hình

+ Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặc áo bành tô

+ Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông

+ Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên

=> Một con người kì quái, dị biệt, thu mình trong bao

Trong sinh hoạt

+ Mọi thứ đều để trong bao: từ vật dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quít) -> lớn (ô, khuôn mặt)

+ Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, Đi xe ngựa thì cho kéo mui lên

+ Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế; Buồng ngủ chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn; Lúc ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong phòng nóng bức, ngột ngạt...

=> Con người lập dị, khó hiểu

=> Những cái bao vật chất, hữu hình: thu mình lại trong một thế giới riêng, bé nhỏ, tránh ảnh hưởng từ bên ngoài để được an toàn.

b) Tính cách của Be - li - cốp

Bảo thủ, sùng cổ

+ Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ hãi tương lai (Nhỡ lại xảy ra chuyện gì, Cần phải cân nhắc một chút...)

+ Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp – thứ tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị ở hiện tại

=> Không có tính thời sự, một khoảng không an toàn

Sợ hãi với mọi thứ

+ Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh cấm mới là rõ ràng”...

+ Sợ sự thay đổi: ép mình vào những khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo dục: kính trọng đối với chính quyền; giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục

+ Sợ dị nghị, sợ nghe những lời đàm tếu, gán ghép của người xung quanh với Cô - va - len cô

+ Ngại giao tiếp: việc duy trì các mối quan hệ được thực hiện như một nghĩa vụ: “trường học đông đúc quả là đáng sợ”; “việc đi cạnh ai đó quả là nặng nề”, đến nhà đồng nghiệp, người quen kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn xung quanh khoảng 1h rồi về

=> Những cái bao vô hình: che đậy sự run sợ trước cái mới, trước quyền lực; che đậy sự hèn nhát, tự ti, bảo thủ, lạc hậu của Be - li - cốp.

=> Be - li - cốp dễ bị tổn thương và có khuynh hướng tự diệt

c) Cái chết của Be - li - cốp

Nguyên nhân cái chết của Be – li – cốp: Do sự cười cợt và chế nhạo của Va – ren – ca, do chính tính cách của hắn gây nên và chế độ xã hội ngột ngạt, bí bách đương thời đã tạo ra những con người, tính cách Be – li – cốp: bạc nhược, khiếp đảm, sợ hãi trước những biến động nhỏ của cuộc sống

Cái chết của Be – li – cốp: Nằm yên trong màn, đắp chăn kín và im lặng, hỏi chỉ đáp “không” hay “có”, không nói thêm điều gì; khi nằm trong quan tài: vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa

=> Be – li – cốp đã đạt được mục đích của cuộc đời, chui vào cái bao mà không bao giờ phải thoát ra nữa

=> Những cái bao vô hình, hữu hình kết tinh lại thành cái bao cuối cùng của cuộc đời hắn: chiếc quan tài.

+ Ảnh hưởng của Be - li - cốp

+ Thời gian: 15 năm

=> kéo dài, dai dẳng

+ Phạm vi: trong nhà trường và cả khu phố

+ Nguyên nhân: sự dò xét và bẩm báo của Be - li - cốp với cấp trên

=> sự hèn nhát, không dám đấu tranh của người dân tiếp tay cho Be - li - cốp càng ảnh hưởng sâu rộng.

=> Be - li - cốp vừa yếu ớt như môt nhân cách, vừa mạnh mẽ như một căn bệnh

=> Nét tâm lí đời thường có ở tất cả mọi người -> Be - li - cốp dễ dàng thôi miên và ảnh hưởng tới họ

=> Khả năng khai thác chiều sâu tâm lí của Sê - khốp

d) Nhận xét:

+ Be - li - cốp hiện lên là một con người kì lạ, quái dị với những lớp bao chồng chéo:

+ Lớp bao hữu hình giúp Be - li - cốp cách biệt với thế giới bên ngoài, an toàn trong thế giới chật chội, bí bách của mình.

+ Lớp bao vô hình: che đậy sự hèn nhát, lo sợ, tự ti của Be - li - cốp trước sự đổi thay của thời đại.

+ Nghệ thuật miêu tả: chi tiết tỉ mỉ, chi tiết điển hình, lặp lại (cái bao)....

-/-

Bài 7 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM