Bài 6 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 17/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 61 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 8.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết nhất.

Đề bàiHãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ

.

Trả lời bài 6 trang 61 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Những đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi -> giãi bày tấm lòng mình -> ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ -> những việc làm sai trái của họ -> những việc họ nên làm -> gợi ý sách nên đọc -> kết luận

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.
Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Cách trả lời 2:

Đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản:

- Thủ pháp so sánh tương phản: Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước đối lập với hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên - Mông.

- Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến được kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản nhằm tạo giọng điệu hùng hồn, trùng điệp, khắc vào tâm trí người đọc.

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn đanh thép.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý…

- Linh hoạt trong cách sử dụng giọng điệu trong văn bản.

=> Nghệ thuật lập luận sắc bén, linh hoạt kết hợp với các thủ pháp tiêu biểu, lời lẽ khi tha thiết, khi nghiêm nghị nhằm tạo ra áng văn chính luận đanh thép, có sức thuyết phục cao.

Tham khảo thêmPhân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Cách trả lời 3:

- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy thì sẽ mất lợi riêng cá nhân lẫn lợi chung của dân tộc, còn quyết tâm chiến đấu và thắng lợi thì sẽ được tất cả.

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại: không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn; sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm.

- Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trái.

- Để tác động vào tình cảm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng giọng văn thống thiết, chân tình. Ông viết bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Do đó, sức truyền cảm, lay động của bài hịch rất lớn.

Trên đây là gợi ý 2 cách trả lời câu hỏi bài 6 trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hịch tướng sĩ nhé.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM