Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sự tích Hồ Gươm chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời bài 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương – vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần với con người.
Cách trình bày 2
Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc
Cách trình bày 3
- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng là truyền thuyết “An Dương Vương”.(Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối. Thần hi sinh một phần thân thể của mình để làm vũ khí: lấy nỏ thần làm bằng móng vuốt của rùa). Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh và sự trầm tĩnh, sáng suốt của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
Truyện Sự tích Hồ Gươm đưa ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa về Rùa Vàng, gươm thần nhằm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quật cường quật khởi và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi chống giặc Minh xâm lược. Sự tích này cũng là một trong áng văn được lịch sử hóa từ chiến thắng oai hùng của Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ở đầu thế kỉ XV.
Qua sự tích cũng nhằm giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
--------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sự tích Hồ Gươm trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.