Bài 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 05/06/2020 - Cập nhật: 11/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 33 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Tức nước vỡ bờ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Trả lời bài 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Ý kiến nhà văn Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sau thuế trong xã hội phong kiến: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của xã hội đối với người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả tài sản mới chỉ đủ sức nộp một suất sưu. Anh Dậu lại đang bị ốm thế mà vẫn bị bắt, bị đánh cho thập tử nhất sinh.

- Sự hống hách, bất nhân, tàn ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử tàn bạo với con người.

=> Với những sự thật ấy, người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đời lại công bằng cho cuộc sống của mình.

Trả lời ngắn gọn

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn", đó là một ý kiến đúng, phản ánh đúng quy luật tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nhìn thấy được sức mạnh phản kháng tiềm tàng mãnh liệt của người nông dân. Nhìn chung cả tác phẩm Tắt đèn là bế tắc (như cái nhan đề của nó), chị Dậu đánh lại cai lệ cũng chỉ là tự phát, nhưng nó dự báo một cơn dông bão sẽ đến, phá tan mọi áp bức, gông xiềng. Ngô Tất Tố đang khơi ra nguồn sức mạnh ấy, đặt một nhu cầu bức bách : nổi dậy, giải phóng khỏi cuộc sống cùng cực. Đúng như Nguyễn Tuân nói : Ngô Tất Tó đã "xui người nông dân nổi loạn".

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì:

- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 6 trang 33 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tức nước vỡ bờ trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM