Bài 6 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 18/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Vì sao có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh.”? Hãy liên hệ với thực tế lịch sử, văn hoá và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.

Trả lời bài 6 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 6 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó… là dân tộcViệt Nam có bản lĩnh” bởi: Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác (sự sáng tạo của dân tộc).

Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Thực tế lịch sử, văn hóa và văn học đã chứng minh:

– Chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán để khẳng định bản sắc dân tộc.

– Văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây…

Cách trả lời 2

Có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó... là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh” bởi:

- Về lịch sử: dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác (sự sáng tạo của dân tộc).

- Về chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.

- Về văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây...

⇒ Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác.

Cách trả lời 3

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc

+ Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

+ Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở

+ Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác

+ Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

- Trong chữ viết, thơ ca

+ Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm

+ Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú.

Cách trả lời 4

Chứng minh

- Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Vì vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác. Bởi vậy phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố. Tuy nhiên, dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. Điều đó có thể thây rõ trong văn hóa.

- Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật. Trong những trường hợp khác, người dân thường Việt Nam sẵn sàng có cách ứng xử khác: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" (tục ngữ).

- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. Chẳng hạn, theo Nho giáo, các chữ hiếu, tình là những quy định về đạo đức. Khi gặp mâu thuẫn người con phải hi sinh chịu tình cho chữ hiếu. Trong văn học cố Trung Quốc đã có nhiều tấm gương hi sinh như (nàng Bân, ả Tạ, cả nhân vật Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đều tự nguyện hi sinh chữ tình một cách "vui vẻ"), còn nàng Kiều của Nguyễn Du trong truyện Kiều thi không đơn giản như vậy, vì nàng quá nặng cả chữ hiếu lẫn chữ tình. Đó là sự tiếp thu văn hóa Nho giáo nhưng đã sáng tạo theo hướng "Việt hóa "

- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Người đã tiếp thu tư tưởng nhân quyền và dân quyền, nhưng ngay trước đó, các tư tưởng lớn này đã được chế tác thành quyền độc lập, tự do của dân tộc, đó là sự tiếp thu trên tinh thần của tư tưởng yêu nước Việt Nam.

Cách trả lời 5

1. Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc. : tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài. Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa. Như vậy, không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác. Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp để hòa nhập chứ không hòa tan.

2. Điều này được thể hiện qua những mặt sau:

- Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác. Bởi vậy phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố. Tuy nhiên, dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. Điều đó có thể thây rõ trong văn hóa.

- Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật. Trong những trường hợp khác, người dân thường Việt Nam sẵn sàng có cách ứng xử khác: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" (tục ngữ).

- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. Chẳng hạn, theo Nho giáo, các chữ hiếu, tình là những quy định về đạo đức. Khi gặp mâu thuẫn người con phải hi sinh chịu tình cho chữ hiếu. Trong văn học cố Trung Quốc đã có nhiều tấm gương hi sinh như (nàng Bân, ả Tạ, cả nhân vật Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đều tự nguyện hi sinh chữ tình một cách "vui vẻ"), còn nàng Kiều của Nguyễn Du trong truyện Kiều thi không đơn giản như vậy, vì nàng quá nặng cả chữ hiếu lẫn chữ tình. Đó là sự tiếp thu văn hóa Nho giáo nhưng đã sáng tạo theo hướng "Việt hóa "Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Người đã tiếp thu tư tưởng nhân quyền và dân quyền, nhưng ngay trước đó, các tư tưởng lớn này đã được chế tác thành quyền độc lập, tự do của dân tộc, đó là sự tiếp thu trên tinh thần của tư tưởng yêu nước Việt Nam.

-/-

Với các cách trả lời bài 6 trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tốt hơn trước trong khi soạn văn 12.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM