Bài 6 trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 22/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ghép

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ ghép chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

Trả lời bài 6 trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng

- Một từ ghép đẳng lập: gang thép

  • Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)
  • Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)
  • Gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được

→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.

Cách trình bày 2

- Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác (mát, nóng) với hai danh từ (tay, lòng). Khi ghép lại, các từ này có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.

  • Mát tay: chỉ những người dễ dàng đạt được kết quả tốt và  thành công trong công việc, như trong chăn nuôi, chữa bệnh...
  • Nóng lòng: chỉ tâm trạng của con người, đang sốt ruột, bồn chồn, mong ngóng được biết hay được làm việc gì đó.

- Các từ gang và thép là những danh từ chỉ vật. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất, chỉ những con người gan dạ, dũng cảm, kiên cường.

- Các từ tay và chân cũng vậy. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một kiểu người thân tín, giúp việc đắc lực.

Cách trình bày 3

So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

– Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.

  • Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.
  • Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

– Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ muốn làm việc gì.

  • Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.
  • Lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.

– Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được

  • Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.
  • Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.

– Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.

  • Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.
  • Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.
Ghi nhớ: Từ ghép có hai loại

- Từ ghép chính phụ :

  • Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
  • Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Từ ghép đẳng lập:

  • Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
  • Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 6 trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Từ ghép trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM