Bài 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 05/05/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 150 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Làm văn.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiTrình bày cách lập dàn ý‎ và viết các đoạn văn thuyết minh.

Trả lời bài 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

- Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh của bài văn là gì để tìm hiểu và chuẩn bị các thông tin liên quan đến đối tượng, sự vật ấy.

- Bài văn/đoạn văn thuyết minh cũng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên, cấu tạo của phần thân bài thuyết minh có khác so với các bài khác

+ Trình bày cấu tạo

+ Trình bày đặc điểm

+ Trình bày lợi ích/tác dụng

Cách trả lời 2 - Đầy đủ

– Cách lập dàn ý:

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, trước hết cần nắm vững kiến thức về văn thuyết minh, về các kiến thức cần thiết về dàn ý và phải có đầy đủ các tri thức về đối tượng cần thuyết minh.

– Cách viết các đoạn văn thuyết minh:

+ Cách viết mở bài: Cần nêu đề tài thuyết minh, làm rõ cho người đọc biết mục đích, đối tượng của bài viết và nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng để lôi cuốn người đọc.

+ Cách viết thân bài: Điều cốt yếu là phải cung cấp những kiến thức chính xác và đầy đủ về đối tượng thuyết minh. Có ba dạng đoạn văn để làm sáng tỏ vấn đề: đoạn văn thông báo (cung cấp thông tin đối tượng), đoạn văn lập luận (dùng lí lẽ phân tích thông tin) và đoạn văn thuyết phục (dùng lí lẽ để thuyết phục người nghe).

+ Cách viết kết bài: Nêu lại đề tài và gây ấn tượng một lần nữa đối với người nghe, người đọc nhằm mục đích nhấn mạnh.

Cách trả lời 3 - Chi tiết

a. Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh

- Xác định chủ đề của đoạn văn

- Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh

- Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung

- Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết

b. Cách lập dàn ỷ cho bài văn thuyết minh

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe)...

- Viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hợp là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

+ Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (người đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Ôn tập phần Làm văn trong chương trình Soạn văn 10.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM