Bài 5 trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 09/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 33 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vợ nhặt ngữ văn 12.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 33 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) chi tiết nhất.

Đề bài: Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?

Trả lời bài 5 trang 33 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

- Tâm trạng tinh tế, phức tạp của bà cụ Tứ được sau khi Tràng có vợ được miêu tả hết sức sinh động, tinh tế. Từ chỗ ngạc nhiên đến lo lắng, day dứt, băn khoăn rồi xót thương và cuối cùng vui vẻ chấp nhận... tất cả thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ nghèo.

- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: “tao tính khi nào có tiền thì mua lấy con gà về nuôi, chả mấy có đàn gà cho xem”. Bà là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của người con thông qua toàn bộ nỗi khổ của cuộc đời bà.

→ Hình ảnh, tâm trạng của bà cụ Tứ thể hiện chiều sâu tư tưởng của Kim Lân, là nhân vật điển hình của bà mẹ Việt Nam khốn khó, bất hạnh nhưng giàu tình yêu thương, nhân ái.

Xem thêmPhân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Cách trả lời 2:

- Khi thấy người đàn bà lạ ngồi ở đầu giường con trai hai lần chào mình bằng u bà thấy mắt nhoèn đi, bà im lặng vì quá ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu đầu đuôi câu chuyện.

- Khi hiểu câu chuyện, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự.

+ Nghĩ về con trai – thương con phải lấy vợ nhặt, nhờ cơn đói khát mới lấy được vợ.

+ Về bản thân – thấy tủi vì chưa làm tròn bổn phận của người mẹ lấy vợ cho con.

+ Về người chồng đã khuất – thương và tủi cho vong linh chồng không biết mặt con dâu, không được chứng kiến ngày con trai lấy vợ, và về người đàn bà lạ bỗng trở thành con dâu – thương người đàn bà khốn khổ, cùng đường mới lấy đến con trai bà mà không tính đến cưới hỏi.

⇒ Ngổn ngang bao tâm trạng buồn vui, mừng tủi, và nhất là lo lắng vì nạn đói, lo vợ chồng chúng nó có sống qua nổi cái thời tao loạn này không – tất cả hoà trong dòng nước mắt nghẹn ngào

- Đối xử với nàng dâu mới:

+ Tỏ thái độ gần gũi, thương yêu, chăm sóc nàng dâu.

+ Lời nói chân tình, dịu dàng, tính toán cùng vợ chồng con chuyện nuôi gà, chuyện ngăn liếp, chuyện tương lai với niềm lạc quan dân dã “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời; Sông có khúc, người có lúc” để động viên các con.

+ Buổi sáng hôm sau: bà bảo ban các con, đem niềm vui cho các con, cố động viên các con bằng món chè kho.

⇒ Là người mẹ nghèo thương con sâu sắc, là “những con người đằng sau manh áo rách là những tấm lòng vàng" – một điển hình bà mẹ nông dân nhân hậu mà nhà văn đã đem đến cho người đọc trong thiên truyện ngắn này.

Cách trả lời 3:

Tâm trạng bà cụ Tứ:

+ mừng, vui, xót, tủi “ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”

+ Đối với con dâu: “lòng bà đầy xót thương” nén vào trong tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình

+ Mang hi vọng, lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi”

→ Bà cụ Tứ hiện thân của con người nghèo khổ: bà nhìn thấu đau khổ của cuộc đời bà, bà lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con

Từ ngạc nhiên tới xót xa, trên hết là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, để các con có thêm động lực sống.

Bài 5 trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ nhặt tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM