Bài 5 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 18/09/2020 - Cập nhật: 21/09/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 203 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 203 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường chi tiết nhất.

Đề bài:

Qua đoạn trích, anh (chị) có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả?

Trả lời bài 5 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? lớp 12 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi 5 trang 203 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trình bày 1

Nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

– Vẻ đẹp của dòng sông Hương phong phú, đa dạng như tâm hồn con người được thể hiện bằng một ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng và tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí.

– So sánh liên tưởng độc đáo cùng với những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật…

– Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh, vận dụng kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…

– Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.

Cách trình bày 2

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

– Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

– Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

– Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

– Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

– Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan

Cách trình bày 3

Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích:

-   Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.

-   Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân.

-  Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tư từ như: so sánh, nhân hoa, ẩn dụ.

-   Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

Cách trình bày 4

Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với quê hương, xứ sở và đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người. Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Có sự kết hợp hài hóa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 203 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM