Bài 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 29/11/2019 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 201 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 201 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Tình yêu và thù hận của W. Sếch-xpia với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.

Đề bàiChứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.

Trả lời bài 5 trang 201 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

Vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết qua mười sáu lời thoại này. Bởi tình yêu không xung đột với thù hận, mà chỉ diễn ra trên nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn lại tình cảm của con người. Đối với Rô-mê-ô, chàng đã gặp Giu-li-et, đã có được tình yêu của nàng và sẵn sàng là tất cả vì tình yêu ấy. Còn đối với Giu-li-et, nàng đã hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thật dành cho mình.

Tham khảoBình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

Cách trả lời 2

- Về vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết.

- Có đến ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.

- Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.

⇒ Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạnh, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.

Cách trả lời 3

- Vấn đề thù hận: Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.

- Tình yêu của hai người có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích

⟹ Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. Thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.

Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại.

Cách trả lời 4

- Cả hai nhân vật cuối cùng đã lựa chọn tình yêu, họ xưng hô với nhau là anh và em. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, hiểm nguy để được gặp người mình yêu, để được nói hết nỗi lòng.

- Romeo và Juliet bất chấp mọi thứ để đến với, bất chấp cả sự thù nghịch giữa hai dòng họ.

⇒ Tình yêu chân chính vượt qua mọi định kiến xã hội. Tình yêu chân chính mang lại cho con người sức mạnh.

⇒ Tác giả muốn đề cao quyền sống và yêu thương chính đáng của con người, không một thế lực nào có thể chà đạp lên điều đó.

Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Romeo và Juliet, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.

Xem thêm

Bài 1 luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".

Bài 2 luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.

Với 4 cách trả lời bài 5 trang 201 SGK ngữ văn 11 tập 1 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tình yêu và thù hận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM