Bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 08/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhân vật trên.

Trả lời bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, ta thấy nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện cái nhìn thông cảm với những khổ đau của người phụ nữ. Bênh vực, bảo vệ khát vọng hạnh phúc cho họ (góa chồng; đi bước nữa) trước những hủ tục khắt khe cổ hủ của xã hội phong kiến; định kiến “gái chính chuyên một chồng”, đoạn tang ba năm xong mới được đi bước nữa.

- Nguyên Hồng còn là nhà văn của tuổi thơ. Ông hiểu và đồng cảm khát vọng về tình thương trong tâm hồn trẻ thơ, những nỗi đau về tinh thần trong những tâm hồn non trẻ.

- Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt.

Trả lời ngắn gọn

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng tức là những tác phẩm ông viết đa phần là về phụ nữ và nhi đồng, về những câu chuyện, những tâm lí, tình cảm của họ.

- Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã minh chứng điều đó:

  • Viết về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng giữa chú bé Hồng và mẹ.
  • Dù xa cách mẹ, người cô luôn ở bên nói xấu mẹ nhưng Hồng càng thương và tin tưởng mẹ; hạnh phúc khi gặp mẹ.
  • Người mẹ vì hoàn cảnh phải xa con nhưng khi trở về vội vã ôm con vào lòng, chở che, vỗ về con.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

  • Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
  • Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.
  • Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

  • Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại
  • Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục
  • Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 20 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Trong lòng mẹ trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM