Bài 5 trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 20/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 194 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc văn bản (lược trích) sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

______________

Số: 2795/QĐ-UB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1992

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

– Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;

– Căn cứ Nghị định 299/HĐBT ngày 15 – 8 – 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;

– Xét đề nghị của các đồng chí Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH

I. Thành lập Bảo hiểm y tế (BHYT) Hà Nội. BHYT Hà Nội chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của BHYT Việt Nam (Bộ Y tế).

Địa điểm đặt tại số 18 phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bảo hiểm y tế Hà Nội có nhiệm vụ:

1. Tổ chức thực hiện BHYT tại Hà Nội theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 – 8 – 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ BHYT (trừ các đối tượng là cán bộ công nhân viên đang công tác tại các cơ quan Trung ương).

2. Tuyên truyền và giải thích về lợi ích của BHYT cho nhân dân, hướng dẫn việc thực hiện BHYT cho các quận, huyện; các sở, ban, ngành; các đơn vị làm bảo hiểm.

3. Phối hợp với các phòng, ban chức năng của Sở, các bệnh viện để tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được BHYT, đồng thời hướng dẫn hoặc kí kết hợp đồng dịch vụ y tế cho các nhu cầu BHYT.

II. Tổ chức của BHYT Hà Nội: có 1 Giám đốc, 1 – 2 Phó Giám đốc và các phòng, ban chức năng.

III. Tại mỗi huyện tổ chức một chi nhánh BHYT huyện trực thuộc BHYT Hà Nội.

IV. […]

V. […]

VI. Các đồng chí Chánh văn phòng UBND thành phố; Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc các sở, các đơn vị có Liên quan và Giám đốc BHYT Hà Nội thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

[…]

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH


(Đã kí)

Yêu cầu:

a) Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

b) Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản.

c) Giả định rằng văn bản trên vừa mới được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (chị) hãy đóng vai một phóng viên báo hằng ngày viết một tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.

Trả lời bài 5 trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 194 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

a) Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

b) Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:

+ Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gậưp trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,…

+ Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ… căn cứ… xét đề nghị… quyết định I… II… III… IV… V… VI…

+ Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần:

– Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.

– Phần chính: nội dung quyết định.

– Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).

c) Tin ngắn:

Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban,… còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.

Cách trả lời 2

a) Văn bản được viết theo PCNN hành chính.

b)

– Từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ hành chính: nghị định, ban hành, điều lệ, thực hiện…

– Về câu: sử dụng kiểu câu thường gặp trong quyết định: UBND thành phố Hà Nội căn cứ … căn cứ … xét đề nghị … quyết định I … II …

– Kết cấu: 3 phần

+ Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày … tháng … năm … , quyết định.

+ Phần chính: Nội dung quyết định.

+ Phần cuối: Chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).

c) Viết bản tin ngắn về quyết định trên.

Thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội

Hôm qua, ngày … tháng … năm … , Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Bảo hiểm Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm quản lí của Sở Y tế Hà Nội và chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bảo hiểm Y tế Việt Nam. Trụ sợ tại địa điểm số 18, Hàng Lược, quận Hoàng Kiếm, Hà Nội. Quyết định cũng nói rõ các nhiệm vụ và tổ chức nhân sự của Bảo hiểm Y tế Hà Nội.

Cách trả lời 3

a) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, vì nó là các quyết định cơ quan chức năng có thẩm quyền để thông báo tới nhân dân các chính sách mới của nhà nước.

b) Đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản:

- Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính như căn cứ vào, xét đề nghị, tiêu đề, tiêu ngữ, địa điểm, chủ tịch, phó chủ tịch...

- Về câu văn: Sử dụng các câu văn khuôn mẫu, rõ ràng về nghĩa, không có tính cá thể, mang tính công vụ (thực hiện những nhiệm vụ công)

- Về kết cấu: văn bản gồm 3 phần:

+ Phần đầu: Tiêu ngữ, cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm

+ Nội dung của quyết định

+ Người có thẩm quyền kí và đóng dấu

c) Bản tin về sự kiện trên

Hôm nay, ngày...tháng...năm, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập bảo hiểm y tế Hà Nội căn cứ theo Luật tổ chức HĐND và UBND, Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 và đề nghị của các đồng chí trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Trụ sở đặt tại số 18 phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. BHYT Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện BHYT tại Hà Nội, tuyên truyền và giải thích về lợi ích của BHYT cho nhân dân, phối hợp với các phòng, ban chức năng của Sở, các bệnh viên để tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được BHYT.

-/-

Với các cách trả lời bài 5 trang 194 SGK ngữ văn 12 tập 2 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ tốt hơn trước trong khi soạn văn 12.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM