Bài 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 5 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

Trả lời bài 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

- Hai chữ "yên ba" rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rất tiếc câu thơ dịch bỏ mất.

- Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che đầy thuyền.

Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

(Ráng trời cùng bay với cò lẻ

Nước thu một màu với trời cao.)

Điều này cho thấy màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Câu trả lời 2

Bài thơ Cảnh khuya gợi cho ta nhớ đến tứ thơ, câu thơ của Trương Kế đời Đường trong bài Phong Kiều dạ bạc có câu: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Câu cuối của bài Cảnh khuya giống với câu thơ trên đều nói về lúc đêm khuya và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy nhiên, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa, còn một bên “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát và đượm tình.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM