Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 102 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
a) Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thên em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn ven (ngoài các bài ca dao đã học):
– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/
– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/
– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/
Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?
b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).
c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
– Chiếc khăn, chiếc áo
– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu
– Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.
d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mạng lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
Trả lời bài 5 trang 102 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
– Thân em như cái bàn cờ
Hễ đánh lại xóa bao giờ cho xong.
– Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
– Thân em như thể cây thông
Mùa hè tươi tốt mùa đông rậm rà.
– Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
– Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
– Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.
Cách mở đầu những bài ca dao bằng mô thức lặp như thế này có tác dụng rất nhiều trong việc tạo ấn tượng thẩm mĩ và xúc cảm cho người đọc. Mô típ “thân em như…” thường gợi ra thân phận chua xót, ngậm ngùi. Còn mô típ “chiều chiều…” gợi đến một khoảng thời gian của nỗi nhớ.
b) Các hình ảnh so sánh trong các bài ca dao đã học: Tấm lụa đào, củ ấu gai, chiếc khăn, ngọn đèn,…
Những hình ảnh này đều là những hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó đã được tác giả dân gian chọn lọc và nâng lên thành những hình ảnh nghệ thuật. Những hình ảnh này tùy vào văn bản cụ thể sẽ có lớp nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang ý nghĩa biểu tượng chỉ thân phận người phụ nữ có số phận bất hạnh.
c) Một số bài ca dao có:
– Chiếc khăn, chiếc áo :
– Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
– Thôi thôi buông áo em ra
Để em đi bán kẻo hoa em tàn.
– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:
– Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.
– Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ chỗ chàng đứng, nhớ nơi chàng nằm
Vắng chàng em vẫn hỏi thăm
Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!
– Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi.
– Biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền:
– Cây đa cũ, bến đò xa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
– Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đa.
– Thuyền em đậu bến Phú An
Mau đi em đợi, mau sang em chờ.
d) Một số câu ca dao hài hước có tính chất giải trí, mua vui :
– Ai làm chùa ngã xuống sông
Phật nổi lổm ngổm, chuông đồng chìm theo.
– Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành đi sau
Con cua lạch tạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.
– Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến tận Thiên Tào,
Ngọc Hoàng phán hỏi, thằng nào đốt rơm?
Cách trình bày 2
a. Điền tiếp
- Thân em như tấm lụa điều
Đã đông kẻ chuộng lại nhiều kẻ ưa
- Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng, người thô tham dày
- Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
- Chiều chiều chim rét kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
- Chiều chiều ra đứng lầu tây
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng...
=> Mở đầu các bài ca dao theo mô-típ như vậy có tác dụng tạo ra thói quen để người nghe dễ tiếp nhận.
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học;
Các hình ảnh so sánh | Các hình ảnh ẩn dụ |
- Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai - Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen - Mình ơi mình nhớ ta chăng Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời - Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa dày Có xa nhau đi chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. | Mặt trăng sánh với Mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng... Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất... Đèn thương nhớ ai Mà đèn chang tắt... |
- Giải thích lí do: Nhân dân lao động lấy các hình ảnh so sánh ẩn dụ này trong thực tế lao động sản xuất hằng ngày. Những người đi sớm về khuya thường thấy sao Mai, sao Hôm, sao Vượt rất gần gũi, những người nông dân thấy "gừng cay, muối mặn" chiếc khăn, chiếc đèn... là những vật rất quen thuộc...
Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao. Làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.
c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về chiếc khăn, chiếc áo, nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu, biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muôi mặn...
HS tự Sưu tầm.
Cách trình bày 3
a.
- Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em…”
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tựa vào đâu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra đồng ngoài
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh
Thân em như Quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay
Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Chiều chiều…”
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng.
Chiều chiều bắt bướm đang bay
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ta.
Chiều chiều bắt nhâm cầm câu
Nhái kêu cái cọ thảm sầu nhái ơi.
Chiều chiều bóng ngả về tây
Hỡi cô bán củi bên đầy bên vơi
Cô còn hái nữa hay thôi
Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng.
Chiều chiều bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn em buồn bấy nhiêu.
Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ.
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Chèo bẽo nấu cơm nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.
Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong.
Mở đầu các bài ca dao có sự lặp lại như vậy có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe.
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học gồm: hạt mưa, trái bưởi, tấm lụa đào, củ ấu gai…; tấm khăn, ngọn đèn…; trăng, sao, mặt trời…
Dân gian thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, trong lao động sản xuất trở thành hình ảnh ẩn dụ, so sánh, khiến người đọc dễ hình dung.
c.
Cây đa, bến nước, con thuyền:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Gừng cay – muối mặn:
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
d. Một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa.
Từ nay tôi kệch đến già,
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.
Từ ngày Tự Đức lên ngôi:
Cơm chẳng thấy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 102 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !