Bài 4 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 23/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 96 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lời tiễn dặn

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 96 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Lời tiễn dặn chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có cùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.

Trả lời bài 4 trang 96 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp từ, kiểu câu, ví dụ:

– Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông …

– Chết ba năm hình con treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

– Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị. Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Cách trình bày 2

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ trùng điệp từ như:

– Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

– Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song.

– Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già

Giá trị biểu cảm:

– Nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ.

– Khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

Cách trình bày 3

- Vừa đi vừa ngoảnh lại

  Vừa đi vừa ngoái trông…

- Chết ba năm hình con treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

- Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng

   Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

- Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Cách trình bày 4

Sử dụng nhiều câu thơ với các hình ảnh so sánh, ẩn dụ liên tiếp để nhấn mạnh tấm lòng son sắc thủy chung của chàng trai- cô gái

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

      Vừa đi vừa ngoái trông

- Sử dụng câu thơ có cấu trúc chung, từ ngữ, hình ảnh được lặp lại nhiều lần, khẳng định sự bền lòng, tình cảm bền chặt và quyết tâm đoàn tụ của hai người

+ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông

+ Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

→ Tình cảm của hai người dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.

Cách trình bày 5

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp như:

- Điệp hình ảnh

: Cô gái vừa đi vửa ngoảnh lại (khi nói về quyết tâm đưa người yêu trở về chàng trai đã đưa hình ảnh cái chết ra để nói về việc gắn bó giữa hai người son sắt đến cái chết cũng không chia cắt nổi)…

- Điệp từ ngữ: đợi, chết, yêu nhau

- Điệp kiểu câu:

Chết ba năm hình treo còn đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.

Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

Việc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần ấy còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết. Đó là cảm xúc về một tình yêu da diết, mãnh liệt bị chia lìa. Qua đoạn trích này tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu. Đồng thời cũng muốn nói lên sức mạnh của một tình yêu đúng nghĩa, tình yêu chân thành sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến được với nhau. Bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với những hình ảnh so sánh tương đồng, dùng lối ẩn dụ đặc sắc hay một loạt những câu có cấu trúc cú pháp chung… Tất cả làm nên thành công về cách diễn đạt thật xúc động của những con người sống bằng niềm tin, ý chí mãnh liệt đạt đến một cái đích tốt đẹp.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 96 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lời tiễn dặn trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM