Bài 4 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 02/02/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 79 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hồi trống cổ thành ngữ văn 10.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Hồi trống cổ thành của La Quán Trung chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiTại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa Tam quốc?

Trả lời bài 4 trang 79 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

- Hồi trống mà Trương Phi gióng lên đẩy tình huống đến đỉnh cao của kịch tính, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca

- Là biện pháp giải quyết duy nhất trong quan hệ đầy mâu thuẫn của Trương Phi và Quan Công lúc bấy giờ.

- Tam Quốc hấp dẫn người đọc bởi chính những tình tiết kịch tính, những màn giao đấu đầy căng thẳng, kịch liệt giữa các bên tham chiến, vì vậy, lấy hành động chém Sái Dương làm biện pháp giải quyết là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được đặc trưng của Tam quốc. Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".

=> Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

Tham khảo thêmPhân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ thành

Cách trả lời 2:

Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống làm nên ý vị Tam quốc và thú vị. Vì hồi trống giục lên mang đến không khí trận mạc, là điều kiện để Quan Công minh chứng lòng trung nghĩa, gan dạ của mình. Hồi trống giục còn thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng thời chiến.

Cách trả lời 3:

Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:

- Đoạn văn sẽ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa, đánh mất đi màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

- Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

- Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".

Với 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 4 trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết trên đây, hi vọng sẽ giúp các em hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Hồi trống cổ thành tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM