Bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 10/07/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thạch Sanh ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nếu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Trả lời bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Chi tiết thần kỳ:

(1): Tiếng đàn

+ Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.

+ Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.

– Ý nghĩa:

+ Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý.

+ Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

(2): Niêu cơm đất

+ Đãi hàng binh.

+ Ăn mãi không hết.

– Ý nghĩa:

+ Sự chân tình một mạc của lòng người.

+ Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Cách trình bày 2

- Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

- Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thạch Sanh trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM