Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 65 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.
Trả lời bài 4 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Sự gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu được biểu hiện qua những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu thơ như:
Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Có sức khơi gợi sâu xa trong lòng người đọc.
Ngoài ra, bài văn tế còn có giọng điệu đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng bởi những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với các hình ảnh đầy sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già…)
Cách trình bày 2
Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ:
+ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay
– Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc
– Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết
+ Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ
– Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)
Cách trình bày 3
- Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, trước hết bởi nó biểu hiện những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu văn như: Đau đớn bấy ... dật dời trước ngõ .
- Hơn thế nữa bài văn tế còn có giọng điệu rất đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết như: Thà thác mà đặng câu địch khái ... trôi theo dòng nước đổ.
- Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)
Cách trình bày 4
* Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ, những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.
+ Trước “trận nghĩa đánh Tây”, họ chỉ là những người nông dân “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, chưa hề biết gì đến chiến trận, chưa bao giờ phải đánh giặc:
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
+ Những người lính ở đây là những người nông dân hiền hậu, chất phác, quanh năm quen với ruộng đồng nhưng khi giặc đến, lòng căm thù sâu sắc đã khiến họ mạnh mẽ hơn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương. Trong khi những “trang dẹp loạn rày đâu vắng” thì chính họ đã đứng ra ghé vai gánh vác sứ mệnh dân tộc lúc bây giờ. Mà gánh vác một cách tự nguyện, tự nhiên như vốn nó có trong máu thịt của họ vậy: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”.
+ Hay trong câu miêu tả khi người chiến sĩ ra trận:
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc củng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông lào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lủ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
+ Hình tượng những người nghĩa sĩ áo vải được khắc nổi trên cái nền một trận công đồn ngất trời tráng khí: những động tác quyết liệt (đốt, chém, đạp, lướt, đâm,...), những tốc độ gấp gáp, bão táp (đạp rào/ lướt tới, đâm ngang/ chém ngược, xô cửa xông vào,...). Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở thành những người anh hùng của một thời kì lịch sử đáng ghi nhớ.
* Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc
Câu văn nói về nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành:
- Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
- Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rầm...
Câu văn như được viết bằng nước mắt xót thương vô hạn của Đồ Chiểu. Đó là niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào, với một phần máu thịt của Tổ quốc. Dù họ hi sinh nhưng những công lao và hình ảnh của họ như những tượng đài trường tồn, sống mãi trong thơ văn Việt Nam.
Tham khảo: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
-/-
Bài 4 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.