Bài 4 trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 31/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương ngữ văn 7.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Ý nghĩa văn chương chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn

ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

- Nghị luận chính trị - xã hội;

- Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để làm dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Trả lời bài 4 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì nội dung nghị luận thuộc một vấn đề của văn chương.

b) Điểm đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Tham khảo thêmPhân tích tác phẩm Ý nghĩa văn chương

Cách trả lời 2:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận văn chương.

b) Sự đặc sắc của bài viết Ý nghĩa văn chương là: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Dẫn chứng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.

Cách trả lời 3:

a) Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương).

b) Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 4 trang 62 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Ý nghĩa văn chương tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM