Bài 4 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 17/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ra-ma buộc tội chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta nạp mình cho lửa. Cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa.

Trả lời bài 4 trang 60 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Thái độ của công chúng:

+ Khiến cho dân chúng xúc động, đau xót ( ai nấy, già trẻ đau lòng đứt ruột xem Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa)

+ Các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương

+ Các loài Rắc-xa-na lẫn Ra-na-ra khóc vang trời.

Cách trình bày 2

Thái độ của công chúng trước cảnh Xi–ta bước vào lửa:

+ Dân chúng xúc động, đau xót.

+ Những người phụ nữ khóc thảm thương.

+ Các loài Rắc – xa – na lẫn Ra – na – ra khóc vang trời.

– Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xi–ta là hành động cao cả, tô đậm tính chất bi hùng của sử thi.

→ Cảnh Xi–ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung cao nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

Cách trình bày 3

Chứng kiến cảnh Xi-ta bước chân vào gian lửa đang cháy lớn là một cảnh đêm đến cho người chứng kiến nhiều cảm xúc, mọi người ai nấy đều xúc động, thương xót cho nàng (“Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương). Và có thể nói, hình ảnh của Xi-ta là hình mẫu của một người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng ở Ấn Độ xưa.

Cách trình bày 4

Có thể nói cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là một cảnh đầy kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động (“Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”). Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa đúng là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

Cách trình bày 5

Có thể nói cảnh Xi-ta bước vào lửa là một cảnh đầy kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động ("Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột... Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó"). Ai cũng xúc động, đau xót bởi nếu không có phép mầu thần linh, thì chẳng phải nàng Xi-ta sẽ chết oan uổng sao. Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

Tham khảo: Phân tích nhân vật nàng Xi-ta trong Ra-ma buộc tội

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 60 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM