Bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát châm biếm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca này?

Cậu cai nón dấu lông gà,

Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.

Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Trả lời bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Trong bài 4 chân dung “cậu cai” được miêu tả với những nét như sau:

- Đầu đội “nón dấu đuôi gà": chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và chứng tỏ cũng là người có “quyền hành”.

- “Ngón tay đeo nhẫn”: chi tiết này cho thấy cậu cai có vẻ cố làm thêm ra dáng.

- Thế nhưng, áo quần thì phải “đi mượn”, “đi thuê”. Thật là thảm hại cho một con người “quyền hành” như thế. Hóa ra “quyền hành” của cậu cai chỉ là sự khoe khoang, cố làm ra vẻ bên ngoài để lòe đời bịp người mà thôi.

⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra dáng” để lwuaf bịp mọi người

Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này thể hiện ở mấy điểm:

- Tác giả dân gian gọi anh cai lệ là “cậu cai” vừa như để lấy lòng, vừa như xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai kín đáo.

- Cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian như bĩu môi mà nói rằng, đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.

- “Ba năm được một chuyến sai” là dùng nghệ thuật phóng đại. Ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một “chuyến sai”. Và vì chẳng mấy khi cho nên áo quần quan có mây lần mặc, chẳng cần chuẩn bị làm gì, để rồi mỗi lúc cần thì “đi mượn” hoặc “đi thuê”. “Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” cũng chính là sự phóng đại để tô điểm cho cái chẳng mấy khi trên.

=> Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì.

Ghi nhớ

Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Những câu hát châm biếm trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM